Bệnh đậu mùa khỉ và những vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay

Bệnh đậu mùa khỉ không phải là một bệnh mới, việc phát hiện ca bệnh và ghi nhận các vụ dịch do virus đậu mùa khỉ đã được báo cáo từ nhiều năm về trước. Từ thời điểm tháng 5/2022 bệnh bắt đầu quay trở lại và có dấu hiện bùng phát thành dịch bệnh lớn.

Bệnh đậu mùa khỉ và những vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay

Bệnh đậu mùa khỉ và những vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay

Mặc dù vậy, bên cạnh các thông tin về tác nhân gây bệnh, các biểu hiện triệu chứng và biện pháp phòng bệnh thì chúng ta vẫn chưa thực sự hiểu biết rõ về căn bệnh này: Về các phương thức lây nhiễm bệnh, thời gian lây, nhóm đối tượng cảm nhiễm quan trọng và miễn dịch phòng bệnh.

Sơ lược về bệnh đậu mùa khỉ

Theo bác sĩ Trần Tú – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, đậu mùa khỉ (hay còn có tên khoa học là Monkeypox) là một bệnh truyền nhiễm do virus đậu khỉ (virus thuộc nhóm Orthopoxvirus) gây ra, virus này được nhận dạng tương tự như virus đậu mùa bên cạnh một vài khác biệt, như về đặc điểm triệu chứng lâm sàng, bệnh đậu mùa khỉ có xu hướng làm tổn thương da cao hơn, sưng hạch to hơn so với bệnh đậu mùa cổ điển. Đặc biệt virus đậu mùa được tìm thấy lần đầu tiên trong một nhóm khỉ được bắt làm nghiên cứu vào năm 1958, hiện tại có thể tìm thấy virus này trong các loài động vật thuộc bộ linh trưởng và các loài động vật thuộc bộ gặm nhấm như khỉ, con người, sóc, chuột.

Về ảnh hưởng của bệnh trên người

Vào năm 1970, ca nhiễm bệnh ở người lần đầu tiên được ghi nhận tại Công Gô, bệnh tập trung ở các nước thuộc khu vực phía tây và trung tâm của Châu Phi. Những năm tiếp theo vẫn tiếp tục ghi nhận rải rác các ca bệnh tương tự, tuy nhiên các ca bệnh này đã xuất hiện ở các vùng lân cận và bên ngoài Châu Phi, điển hình tại Mỹ. Từ tháng 5/2022, bệnh bắt đầu bùng phát và lan rộng, bắt đầu từ Anh và sau đó là các quốc gia khác ở Châu Âu, đến ngày 23/7/2022, lãnh đạo WHO đã tuyên bố về tình trạng khẩn cấp của bệnh, và đưa bệnh đậu mùa khỉ thành vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu (PHEIC – Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế).

Những vấn đề đang được nghiên cứu xoay quanh bệnh đậu mùa khỉ

Phương thức lây nhiễm bệnh: Có thể chia phương thức lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ thành 2 nhóm là lây qua đường tiêu hóa và lây qua da và niêm mạc. Cụ thể bệnh sẽ lây qua thức ăn bị nhiễm bệnh, các loại thực phẩm không được nấu chín kỹ. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây truyền qua tiếp xúc tại các vùng da bị tổn thương, vết thương hở và niêm mạc, thông qua dịch tiết, dịch cơ thể, giọt hô hấp, dịch từ nốt ban (thuộc đường lây nhiễm trực tiếp) và qua đồ dùng, vật dụng chứa virus (đường lây gián tiếp).

Đặc biệt, bệnh có khả năng  lây truyền qua quan hệ tình dục, đây được xem như đường tiếp xúc gần – tiếp xúc trực tiếp giữa người với người tương tự như bệnh lậu, giang mai,… do vậy mà không nên quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh.

Bệnh đậu mùa khỉ và những vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay

Bệnh đậu mùa khỉ và những vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay

Cần lưu ý, chưa có nghiên cứu về việc bệnh có thể lây truyền trong quá trình mang thai, ngoài ra các nghiên cứu gần đây vẫn chưa đủ và chưa thực sự rõ ràng đối với trường hợp lây truyền virus từ sữa mẹ trong giai đoạn người mẹ cho con bú và trường hợp lây truyền virus qua đường máu. Tuy nhiên người ta vẫn khuyên cáo không nên cho con bú sữa mẹ khi người mẹ đang bị mắc bệnh, hay không tiếp nhận các chế phẩm máu có nghi nhiễm virus. Trong trường hợp bắt buộc phải nuôi con bằng sữa mẹ thì việc tránh cho bé tiếp xúc với các yếu tố lây nhiễm từ mẹ (như dịch hô hấp, dịch mủ từ các nốt ban,…) thực sự quan trọng, theo các chuyên gia tư vấn chuyên môn tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Thời gian lây bệnh giữa người với người và người với động vật có thể hiểu như sau: đối với động vật nhiễm bệnh, chúng có thể lây nhiễm cho người nếu người sử dụng các bộ phận của chúng làm thức ăn mà chưa được qua nấu chín kỹ, hoặc người tiếp xúc gần với động vật cũng có nguy cơ lây nhiễm tương tự như đối với người bệnh. Về thời gian lây nhiễm giữa người bệnh với người lành thì các nghiên cứu chỉ ra rằng kể từ quá trình phát ban đến khi các nốt ban đóng vảy hoàn toàn là thời điểm có thể lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu về khả năng lây nhiễm của bệnh trong thời kỳ ủ bệnh.

Nhóm đối tượng cảm nhiễm (hay còn hiểu là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh) là bất cứ ai, thuộc mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Tuy nhiên người ta tập trung vào nhóm trẻ em, người cao tuổi, người có suy giảm miễn dịch và phụ nữ mang thai. Đây cũng là nhóm đối tượng nhạy cảm đối với các bệnh truyền nhiễm nói chung.

Miễn dịch phòng bệnh: hiện nay vaccine đậu mùa có thể được sử dụng để phòng bệnh đậu mùa. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vaccine không đủ để đảm bảo rằng vaccine được khuyến cáo sử dụng rộng rãi cho cộng đồng, chỉ những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao mới nên tiêm vaccine phòng ngừa. Ngoài ra cũng chưa có khẳng định nào liên quan đến khả năng miễn dịch dài hạn sau khi nhiễm virus đậu mùa và khả năng tái nhiễm của bệnh.

Như vậy, bệnh đậu mùa khỉ tuy không mới nhưng vẫn tồn tại các vấn đề mà chúng ta chưa thực sự nắm rõ. Đó cũng là lý do vì sao mỗi người dân nên chủ động phòng bệnh và Nhà nước cần có biện pháp dự phòng ngăn ngừa bệnh phát triển thành dịch.

Nguồn: who.int – trungcapykhoapasteur.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *