Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Thận trọng với các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Thận trọng với các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

23/09/2020 6 Lượt xem

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch. Có hai tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus 16 và Enterovirus 71 (EV71).

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG LÀ GÌ?

Tay chân miệng là một dạng bệnh lý do vi trùng đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh chân tay miệng thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ trong độ tuổi từ 5 tuổi trở xuống, bệnh có nguy cơ lây lan rất cao qua tuyến nước bọt, hay tiếp xúc với vùng da bị viêm nhiễm của trẻ.

Một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Căn bệnh này được đánh giá là hết sức nguy hiểm, khả năng tử vong cao nếu không điều trị kịp thời và chưa có loại vắc xin nào phòng ngừa căn bệnh này.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH NÊN BỆNH TAY CHÂN MIỆNG LÀ GÌ?

Bệnh tay chân miệng chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Trong đó, virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh và có thể tự khỏi trong vài ngày. Ngược lại, virus Enterovirus typ 71 (EV71) gây nhiều biến chứng nguy hiểm viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71, một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH TAY CHÂN MIỆNG LÀ GÌ?

Theo các Giảng viên công tác tại Trung cấp Dược Hà Nội cho biết: Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn, cụ thể như:

Giai đoạn đầu

Bệnh chân tay miệng thường ủ bệnh 3 – 6 ngày.

Giai đoạn khởi phát

Trẻ bị sốt, mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C).

  • Đau họng.
  • Tổn thương, đau rát ở răng và miệng.
  • Chảy nước bọt nhiều.
  • Biếng ăn.
  • Tiêu chảy vài lần trong ngày.

Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh)

Trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như:

  • Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước có đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa.
  • Loét miệng: ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc.
  • Trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất hiện các mụn lở, rộp da.
  • Dấu hiệu toàn thân: rối loạn tri giác, mê sảng, co giật.
  • Nếu tình trạng bệnh nhẹ, sau 7 – 10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ sẽ hồi phục sức khỏe hoàn toàn. Trường hợp bé sốt cao (trên 39 độ C) kéo dài hơn 48 giờ kèm theo các biểu hiện như ói, tay chân run rẩy, co giật, tim đập nhanh, khó thở, da nổi vằn, gia đình cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức.
  • Sau khi khỏi bệnh, cơ thể trẻ sẽ miễn dịch với chủng virus gây bệnh. Tuy nhiên, theo kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ có thể mắc tay chân miệng nhiều lần và lần bị bệnh sau là do những chủng virus khác với lần trước gây ra.

Ngoài các triệu chứng điển hình trên, tùy vào từng cơ địa, bệnh tay chân miệng còn xuất hiện thêm các biểu hiện như: Bóng nước rất ít xen kẽ với hồng ban hoặc chỉ xuất hiện hồng ban. Một số trường hợp bé chỉ xuất hiện loét miệng.

Một số dấu hiệu của bệnh chân tay miệng

Một số dấu hiệu của bệnh chân tay miệng

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG LÂY TRUYỀN QUA CON ĐƯỜNG NÀO?

Các virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây theo những cách thức sau:

  • Qua những giọt dịch tiết từ đường hô hấp – gần giống đường lây của cảm cúm.
  • Qua các bề mặt nhiễm bẩn hoặc chất thải (phân).
  • Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh được văng ra trong lúc ho, hắt hơi…

Vì cách thức lây truyền bệnh khá nhanh nên tay chân miệng rất dễ bùng phát thành dịch lớn. Khi một trẻ bị mắc bệnh, nếu không có những biện pháp phòng tránh kịp thời thì những trẻ xung quanh cũng có thể bị lây nhiễm bất cứ lúc nào.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …