Lý do gì mà người lớn tuổi thường bị ho nhiều về ban đêm?

Người già ho nhiều về đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến người khó chịu, mệt mỏi. Chưa kể, ho nhiều về đêm có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó. Vậy đó là những nguyên do nào?

Người già ho nhiều về đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến người khó chịu, mệt mỏi

Người già ho nhiều về đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến người khó chịu, mệt mỏi

VÌ SAO NGƯỜI LỚN TUỔI DỄ BỊ HO VÀO BAN ĐÊM?

Như chúng ta biết, những bệnh lý đường hô hấp thường có thể gây ra triệu chứng ho vào ban ngày và cả ban đêm, tuy nhiên có những trường hợp người cao tuổi ban ngày không ho nhưng ban đêm lại ho rất nhiều. Nguyên nhân là do:

Tư thế nằm ngủ

Thông thường, những người có tuổi sẽ có những bệnh lý ở cột sống nên thường được khuyên nằm ngủ với tư thế đầu thấp hoặc nằm không gối để tránh tổn thương lâu dài cho cột sống cổ. Hơn nữa, khi nằm thấp, cột sống cổ không bị gấp khúc sẽ tạo điều kiện cho việc bơm máu lên não được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, với tư thế nằm đầu thấp hoặc nằm không gối lại làm cho dịch trong đường hô hấp kích thích và dễ dàng gây ho khi ngủ.

Đặc biệt, với những người lớn tuổi bị viêm xoang, ban ngày dịch chảy xuống hầu họng, chúng ta dễ dàng khạc nhổ ra ngoài, nhưng khi đêm về, nằm ngủ với tư thế nằm ngang thì dịch nó sẽ đọng lại ở hầu họng, tạo ra những kích thích và gây ho.

Mắc bệnh hen phế quản

Nếu cơ thể tồn tại bệnh hen phế quản (hen suyễn) thì người bệnh rất dễ bị ho vào ban đêm. Nguyên nhân là do ban đêm, khi thời tiết chuyển lạnh, người bệnh hen dễ lên cơn khó thở và khi lên cơn khó thở như vậy sẽ kèm theo khò khè và sau đó là ho.

Viêm phổi

Những người bị viêm phổi, khi nằm ngủ đầu thấp thì các chất dịch tiết nó sẽ kích thích vào phế quản, tạo ra phản xạ ho.

Hội chứng trào ngược dạ dày

Mặc dù hội chứng trào ngược dạ dày không phải là bệnh đường hô hấp nhưng nó cũng gây ra chứng ho đêm rất nhiều. Khi mà chúng ta nằm ngủ với tư thế đầu thấp, dịch từ dạ dày, các axit dịch vị có khuynh hướng trào ngược lên và nó là tác nhân kích thích và gây ho. Cơn ho này thường không có kèm theo đàm.

Hút thuốc lá lâu năm

Những người hút thuốc lá kéo dài thường bị ho cả ngày lẫn đêm, nhưng ban đêm cơn ho sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Như vậy, tình trạng ho đêm ở người lớn tuổi có thể do bệnh lý từ đường hô hấp trên hoặc bệnh tại phổi, phế quản hoặc do bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hút thuốc lá lâu năm gây ra.

Khi bị ho nhiều vào ban đêm, trước hết, cần bình bĩnh không nên quá lo lắng

Khi bị ho nhiều vào ban đêm, trước hết, cần bình bĩnh không nên quá lo lắng

VẬY NGƯỜI GIÀ HO NHIỀU VỀ ĐÊM NÊN LÀM GÌ?

Theo các Giảng viên Trung cấp Dược Hà Nội cho biết: Khi bị ho nhiều vào ban đêm, trước hết, cần bình bĩnh không nên quá lo lắng, nếu cần thì nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán cũng như điều trị kịp thời nếu có gì đó bất thường.

Tuy nhiên, để phòng ngừa tình trạng ho nhiều về ban đêm, thì nên:

  • Tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột, giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh.
  • Lau khô, làm ấm cơ thể nếu bị dính mưa.
  • Tắm nước ấm để tạo cảm giác thư giãn trước khi ngủ.
  • Người lớn tuổi dễ bị mất ngủ, kéo theo đó là sức đề kháng suy giảm. Vì vậy, hãy cố gắn giữ giấc ngủ trong đêm, tránh tiếng ồn hoặc uống 1 ly sữa ấm trước khi ngủ có thể giúp giấc ngủ được sâu hơn.
  • Đi bộ thong thả mỗi buổi chiều khoảng 20 phút.
  • Nên ăn nhiều khoai, mướp, khổ qua, xà lách… để giúp hấp thu tryptophan, rất có lợi cho giấc ngủ của người lớn tuổi.

Một lưu ý nữa, vì ho không phải là bệnh, mà nó một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Nên khi bị ho kéo dài, chưa biết nguyên nhân thì không nên tự ý mua thuốc tây về uống, để sử dụng đúng thuốc thì cần có sự chỉ định của người thầy thuốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *