Danh mục
Trang chủ > Tuyển Sinh Trung Cấp Y Dược > Trung Cấp Điều Dưỡng > Điều dưỡng viên: “Liệu bạn đã sát trùng đúng cách?”

Điều dưỡng viên: “Liệu bạn đã sát trùng đúng cách?”

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (28 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

19/11/2015 1,008 Lượt xem

Đối với người Điều dưỡng thì công tác sát trùng, sát khuẩn là rất quan trọng. Điều dưỡng viên Trường Trung cấp Y khoa Pasteur hướng dẫn sử dụng thuốc sát trùng đúng cách, đúng bệnh để đạt hiệu quả cao.

Cứ sát trùng là tốt, vết thương nào cũng có thể dùng các loại thuốc sát trùng như nhau là suy nghĩ sai lầm của rất nhiều gia đình hiện nay. Để tránh tình trạng sát trùng không đúng cách, đúng bệnh gây ra những biến chứng không mong muốn, Điều dưỡng viên Trường Trung cấp Y khoa Pasteur sẽ chia sẻ những kiến thức về các loại thuốc sát trùng mọi người cần biết.

dao-tao-dieu-duong-vien-chuyen-nghiep
Đào tạo Điều dưỡng viên chuyên nghiệp

1, Ô-xy già

Không sử dụng ô-xy già 5% cho các vết thương trên da vì nồng độ này có thể gây tổn thương da khi tiếp xúc. Nồng độ cho phép sử dụng sát trùng vết thương trên da chỉ ở mức 3%. Ô-xy già được sử dụng để sát khuẩn các vết thương ngoài da, vết thương có mủ, vết trầy xước, vết đứt. Không dùng ô-xy già cho các vết thương đang lành để tránh gây tổn thương mô mới.

Khi ô-xy già tiếp xúc với vết thương sẽ giải phóng ô-xy, làm sạch các mô chết và mủ, tạo ra hiện tượng sủi bọt lên. Vì vậy bạn không nên quá lo lắng thấy hiện tượng này. Đối với bệnh nhân viêm tai giữa, tai có mủ,ngứa tai cẩn thận khi sử dụng oxy già, không được dùng ô-xy già nhỏ vào tai khi không có hướng dẫn của bác sĩ. Việc sử dụng ô-xy già tùy tiện có thể gây bỏng da ống tai dẫn đến hoại tử da, chít hẹp ống tai.

Khi kếp hợp với một số chất khử khác, ô-xy già có thể dùng để súc miệng khử mùi, điều trị viêm miệng, làm sạch ống chân răng. Nếu súc miệng, bạn cần súc thật nhanh. Để tẩy ống chân răng, bạn dùng bông thấm dung dịch rồi lau từng vị trí. Uống nhầm ô-xy già có thể gây biến chứng như hoại tử ruột, viêm trực tràng, vỡ đại tràng… Do đó, bạn cần chú ý không để chai ô-xy già trong tầm tay trẻ nhỏ.

2, Thuốc tím

thuoc-tim-kmno4-sat-trung
Thuốc tím sát trùng, sát khuẩn trong ngành Y học

Khi sử dụng thuốc tím, bạn nhớ hòa tan thuốc tím vào nước. Dùng bông Y tế thấm dung dịch lau vết thương trên da, bên ngoài để diệt một số vi khuẩn, sát trùng vết thương. Thuốc tím còn được dùng để rửa rau sống. Tuy nhiên, một số vi khuẩn “cứng đầu” như trứng giun đũa, giun tóc… thường không bị diệt sau khi ngâm với loại thuốc sát trùng này. Do đó, bạn cần rửa sạch rau rồi mới ngâm thuốc tím trong khoảng 30 phút.

3, Cồn

Cồn được sử dụng sát trùng da, sát trùng vết thương trong ngành Y tế thường là cồn 70 độ C. Trên 70 độ C, cồn sẽ không còn tác dụng diệt khuẩn. Cồn thường được sử dụng trong các trường hợp: sát trùng dụng cụ, sát trùng da trước khi tiêm, sát trùng vết thương. Bạn không được sử dụng cồn để uống, tránh để cồn bắn vào mắt.

4, Cồn i-ốt

Cồn i-ốt là hỗn hợp của cồn và i-ốt. Lúc này, lượng cồn thường rất thấp, chỉ đủ để hòa tan i-ốt. Chính i-ốt mới có khả năng ô-xy hóa vi khuẩn, diệt nấm ngoài da, biến cồn i-ốt thành thuốc sát trùng. Đây là chất sát trùng mạnh có tính phá hủy các chất hữu cơ, đặc biệt là da. Do đó bạn cần lưu ý: Không dùng dung dịch cồn i-ốt nồng độ trên 5% để sát trùng. Hạn chết sử dụng trên vùng da mặt, da nhạy cảm và chỉ sử dụng cho vết thương ngoài da, không dùng cho vết thương sâu, hở miệng.

5, Povidon iod

Povidon-iod-sat-trung
Thuốc sát trùng Povidon iod

Đây là một loại thuốc được dùng ngoài để khử khuẩn và nấm. Trên thị trường dược phẩm, povidon iod có nhiều dạng thuốc và nồng độ khác nhau. Do có nhiều dạng dùng (dạng thuốc mỡ, viên đặt âm đạo, bột phun xịt…) nên khi dùng phải chú ý. Ở đây chỉ nói tới dạng dung dịch povidon iod 10% dùng sát trùng ngoài da. Đây là thuốc sát trùng đã được pha chế sẵn, là một phức hợp hữu cơ có chứa 10% iod hoạt tính. Iod kết hợp với povidone được phóng thích ra từ từ khi bôi lên vết thương hoặc bôi lên vết nấm, do đó tính sát trùng và diệt nấm tốt.  Với povidon iod 10% có thể dùng nguyên dạng như vậy để bôi lên da hoặc pha loãng 1/5 với nước để rửa vết thương.

Có thể dùng thuốc bôi lên vết thương ở người (vết dao làm đứt chân tay…) hoặc vết nấm (nấm trên da, hăm da, hăm kẽ ngón tay, ngón chân…). Thuốc kỵ nhất với các dẫn xuất thủy ngân, tránh dùng cùng với các thuốc sát trùng khác, đặc biệt là thuốc đỏ (mercurochrome). Tránh bôi thuốc trên vùng da tổn thương rộng và không dùng lặp lại nhiều lần trong ngày.

6, Thuốc đỏ

Ngoài tác dụng sát khuẩn, thuốc đỏ còn có tác dụng chống lở loét, làm khô vết thương. Dù vậy, bạn không nên lạm dụng dung dịch này vì nó có chứa thủy ngân. Với các vết thương trên diện rộng, vết thương sâu, bạn không nên tự ý sát trùng bằng thuốc đỏ vì thủy ngân có thể tiếp xúc với máu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Để trở thành Điều dưỡng viên bạn có thể đăng ký học Trung cấp Điều dưỡng Trường Trung cấp Y khoa Pasteur.

tuyen-sinh-dieu-duong-da-khoa-nam-2015
Tuyển sinh Trung cấp Điều dưỡng đa khoa học vào thứ 7 và chủ nhật

Địa chỉ đăng ký học Điều dưỡng đa khoa Trường Trung cấp Y khoa Pasteur:

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259.

dang-ky-tuyen-sinh-y-duoc-truc-tuyen

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.

Nhà trường liên tục Tuyển sinh Trung cấp Y Dược trong và ngoài giờ hành chính, lớp học cuối tuần Thứ 7 & CN.

Có thể bạn quan tâm

Văn bằng 2 Trung cấp Điều dưỡng có giới hạn phạm vi tuyển sinh?

Thí sinh đáp ứng được các điều kiện tuyển sinh văn bằng 2 Trung cấp …