Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Tình trạng đau bả vai thường so những nguyên nhân nào gây nên?

Tình trạng đau bả vai thường so những nguyên nhân nào gây nên?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

05/12/2021 7 Lượt xem

Tình trạng đau bả vai thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để tìm hiểu rõ hơn các nguyên nhân nhân đó, mọi người cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Những nguyên nhân nào gây nên tình trạng đau bả vai

Như chúng ta đã biết, khớp vai được xác định là một khớp lớn và quan trọng đối với cơ thể, khớp có tính linh hoạt và chuyển động rộng, chính vì thế khớp này rất dễ bị tổn thương, căng thẳng và chịu nhiều áp lực. Giảng viên Trung cấp Y Dược Hà Nội cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho bệnh nhân bị đau bả vai bên trái hoặc bên phải, dưới đây là một số những nguyên nhân phổ biến như sau:

  • Do bị chấn thương vai: Bệnh nhân gặp phải các chấn thương như bị trật khớp, trật khớp cùng – đòn, tổn thương sụn, do gãy xưỡng và do rách cơ xoay khớp vai.
  • Do bị viêm bao hoạt dịch: Đây là tình trạng khi bao hoạt dịch gặp vấn đề hoặc bị tổn thương do va chạm trực tiếp hoặc bị té ngã, tình trạng viêm sưng sẽ xảy ra kèm theo cảm giác đau nhức. 
  • Do người bệnh mắc phải hội chứng vai đông lạnh: Hội chứng này thường thể hiện cho người bệnh tình trạng đau và cứng ở vai
  • Do người bệnh bị viêm khớp dạng thấp: Khi hệ thống miễn dịch gặp vấn đề và tấn công vào các lớp lót, bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ xuất hiện.
  • Do người bệnh bị chấn thương đám rối cánh tay: Khi xuất hiện chấn thương ở bất kỳ đám rối cánh tay nào, dây thần kinh sẽ bị kéo căng và chèn ép. Đối với những trường hợp nghiêm trọng, các dây thần kinh có thể tách khỏi tủy sống, chấn thương hoặc bị rách.
  • Do thoái hóa khớp vai, tình trạng này thường nhanh chóng tiến triển theo thời gian.
  • Do viêm khớp nhiễm khuẩn: Khiến cho bệnh nhân có cảm giác đau tại bả vai, khó khăn trong việc sử dụng các khớp hoặc di chuyển. 
  • Do viêm gân: Khiến cho người bệnh bị đau âm ỉ ở vùng bả vai, đặc biệt là khi sử dụng vai hoặc di chuyển cánh tay và cảm thấy sưng nhẹ ở khớp bị ảnh hưởng.
  • Do người bệnh bị chấn thương tủy sống: Tình trạng này có thể là nguyên nhân khiến bả vai bên trái hoặc bên phải hoặc cả hai bên vai bị đau kèm theo nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Do người bệnh bị đau tim: Tuy đây không phải là nguyên nhân phổ biến nhưng có thể là nguyên nhân khiến tình trạng đau nhức bả vai trái xuất hiện, nhất là khi người bệnh bị đau tim kèm theo cảm đau và căng ở ngực.

Tìm hiểu các kỹ thuật giúp chẩn đoán đau bả vai

Tình trạng đau bả vai ó nhiều nguyên nhân gây nên khiến cơn đau xuất hiện ở bả vai trái hoặc bả vai bên phải. Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ, sau khi kiểm tra tình trạng bên ngoài của vai và các triệu chứng lâm sàng, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm và kỹ thuật để chẩn đoán chính xác bệnh lý như sau:

  • Thực hiện kiểm tra thực thể: Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện ấn hoặc tác động một lực lên cánh tay và khớp vai để kiểm tra dị dạng khớp và đánh giá tổn thương. Ngoài ra người bệnh sẽ được kiểm tra hoạt động của vai và sức mạnh của cánh tay.
  • Thực hiện kỹ thuật chụp X-quang: Kết quả từ kỹ thuật này có thể giúp bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và xác định những tổn thương ở xương, khớp, sụn, dấu hiệu gai xương, dị dạng, thoái hóa xương khớp hoặc viêm quanh khớp vai.
  • Thực hiện kỹ thuật chụp MRI: MRI (chụp cộng hưởng từ) sẽ được chỉ định để xác định những tổn thương xuất hiện ở xương, gân, dây chằng và cơ bắp.

Trong trường hợp nghi ngờ sức khỏe của bả vai bị đau do phát sinh từ một cơn đau tim, người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện các kỹ thuật siêu âm bụng, điện tâm đồ và kiểm tra nồng độ enzyme.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …