Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Tìm hiểu hội chứng ống cổ tay khi mang thai và cách điều trị

Tìm hiểu hội chứng ống cổ tay khi mang thai và cách điều trị

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

16/03/2020 11 Lượt xem

Một vấn đề mà không ít những mẹ bầu thường gặp phải đó là hội chứng ống cổ tay. Không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn sinh hoạt của bà bầu trong thai kì

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai là tình trạng mà không ít bà bầu gặp phải

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai là tình trạng mà không ít bà bầu gặp phải

HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY LÀ GÌ?

Hội chứng ống cổ tay hay hội chứng đường hầm, hội chứng chèn ép thần kinh giữa thường gặp khi mẹ bầu bước vào giai đoạn 3 của thai kỳ.

Các triệu chứng thông thường bao gồm tê, ngứa hoặc đau âm ỉ ở đầu ngón tay, cổ tay hoặc bàn tay. Đặc biệt, mẹ bầu sẽ cảm thấy những triệu chứng này có thể trở nên nặng hơn khi về đêm. Thậm chí nhiều trường hợp, cơn đau có thể lan rộng ra vùng bắp tay và cẳng tay. Trường hợp nghiêm trọng hơn, tay bạn sẽ trở nên yếu hơn và gặp khó khăn khi sử dụng sức ở tay.

NGUYÊN NHÂN BÀ BẦU BỊ HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY LÀ GÌ?

Do tình trạng tăng tiết dịch ở quanh các dây thần kinh ở cổ tay gây nên hiện tượng này. Dây thần kinh này chạy từ cẳng tay qua ống cổ tay xuống đến bàn tay. Nó chi phối cảm giác cho ngón cái và ba ngón tiếp theo về phía gan tay. Nó cũng chi phối vận động cho các cơ thuộc mô ngón cái.

Nói chung, những yếu tố gây kích thích hay đè ép dây giữa trong ống cổ tay đều có thể gây ra hội chứng ống cổ tay. Trong nhiều trường hợp, không có một nguyên nhân đơn độc nào được xác nhận. Thường là do một sự kết hợp của nhiều yếu tố nguy cơ gây ra.

BÀ BẦU BỊ HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY THƯỜNG CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ?

Triệu chứng của hội chứng này thường trở nên tệ hơn vào ban đêm, nhưng cũng có thể cản trở các hoạt động hằng ngày. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Có cảm giác kim châm và ngứa ngáy hoặc nóng ran ở các ngón tay và toàn bộ bàn tay.
  • Đau đớn ở ngón tay và ngón trỏ.
  • Đau nhức ở tay, cẳng tay và ống tay.
  • Nắm gập yếu, đặc biệt ở ngón cái.
  • Da bị khô, các ngón tay hoặc ngón cái bị sưng phù.
  • Tê bì ở các ngón tay hoặc lòng bàn tay khi tình trạng trở nặng.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng của khoảng 40% đối tượng nghiên cứu trở nặng sau tuần 30 của thai kỳ. Bởi vì đó là thời điểm bà bầu bắt đầu tăng cân và hiện tượng trữ nước trong cơ thể xuất hiện. Sau khi sinh con, hormone và chất dịch trở về trạng thái bình thường, nên các triệu chứng sẽ giảm hẳn và biến mất.

Tìm hiểu cách điều trị để khắc phục hội chứng ống cổ tay khi mang thai

Tìm hiểu cách điều trị để khắc phục hội chứng ống cổ tay khi mang thai

CÁCH ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY KHI MANG THAI

Theo Bác sĩ, Giảng viên Trung cấp Dược Hà Nội cho biết những cách điều trị hội chứng ống cổ tay khi mang thai như sau:

Đến gặp bác sĩ chuyên gia

Nếu đã thử các biện pháp trên mà tình trạng vẫn không thuyên giảm, bà bầu nên đến gặp các bác sĩ chuyên gia xương khớp hoặc bác sĩ vật lý trị liệu. Nhất là cơn đau gây cản trở giấc ngủ và hoạt động hằng ngày của các mẹ bầu. Các bác sĩ có thể đề nghị các bà bầu đeo một thanh nẹp vào cổ tay, nhằm giữ cố định cổ tay ở tư thế thẳng và nới rộng ống cổ tay.

Thay đổi tư thế ngủ, ngồi

Nếu các triệu chứng đau rát khó chịu xuất hiện, bà bầu có thể thử thay đổi tư thế ngủ hoặc ngồi hiện tại. Để tay nghỉ ngơi và lắc tay để giảm bớt cảm giác đau mỏi. Cố gắng không dùng tay gối đầu khi ngủ để tránh làm cơn đau thêm nghiêm trọng.

Thay đổi tư thế cổ tay, bàn tay

Bàn tay và cổ tay sẽ bị đau khi duy trì một tư thế trong một thời gian dài. Vì vậy, những bà bầu bị hội chứng ống cổ tay hay nghỉ ngơi 30 phút sau khi sử dụng bàn phím liên tục. Đứng lên, đi lại và vận động cổ tay và các ngón tay để thư giãn. Không nên uốn, gập cổ tay hay ngón tay theo thói quen vì như vậy, cơn đau sẽ nặng hơn.

LƯU Ý KHI BÀ BẦU BỊ HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY

Vận động nhẹ nhàng

Các môn thể thao nhẹ nhàng cho bà bầu như yoga cũng có thể làm giảm bớt cảm giác đau.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Tránh lên cân quá nhanh trong thời gian mang thai.

  • Bổ sung các loại vitamin B.
  • Duy trì lượng muối, mỡ, và đường trong cơ thể ở mức tối thiểu.
  • Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Ăn ít nhất 5 khẩu phần rau quả.

Qua bài viết trên đã tổng hợp thắc mắc của các mẹ về bà bầu bị hội chứng ống cổ tay. Hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …