Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Đau thần kinh tọa khi mang thai có nguy hiểm tới sức khỏe không?

Đau thần kinh tọa khi mang thai có nguy hiểm tới sức khỏe không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

15/03/2020 12 Lượt xem

Đau thần kinh tọa khi mang thai là tình trạng xảy ra không mấy xa lạ mà rất nhiều bà bầu đều gặp phải. Vậy đau dây thần kinh tọa khi mang thai có nguy hiểm không?

Chứng đau thần kinh tọa khi mang thai khiến nhiều chị em lo lắng

Chứng đau thần kinh tọa khi mang thai khiến nhiều chị em lo lắng

ĐAU THẦN KINH TỌA KHI MANG THAI DO NGUYÊN NHÂN NÀO?

Đau thần kinh tọa là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay, bệnh xảy ra khi dây thần kinh bị tổn thương và hình thành nên các cơn đau nhức gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Triệu chứng này thường xuất hiện trong thời gian đầu của thai kỳ và trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn khi thai càng ngày càng lớn. Đau thần kinh tọa khi mang thai có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến là:

Sự gia tăng hormone relaxin

Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một loại hormone tên là relaxin để nới lỏng và làm giãn nở hệ thống các dây chằng ở khu vực xương chậu để phục vụ cho quá trình mang thai và sinh nở. Điều này sẽ khiến hệ thống dây chằng bị lỏng lẽo, suy giảm chức năng bảo vệ các dây thần kinh tọa khỏi các tổn thương bên ngoài dẫn đến đau nhức.

Cơ thể giữ nước gây tăng cân

Trong quá trình mang thai cơ thể người mẹ sẽ giữ nước và tăng cân, điều này sẽ khiến trọng lượng cơ thể gây đè ép lên các dây thần kinh tọa đi qua xương chậu, hình thành nên các cơn đau nhức dữ dội trong suốt quá trình mang thai.

Tử cung mở rộng

Khi tuổi thai kỳ càng lớn sẽ khiến cân nặng của thai nhi ngày càng tăng, vì vậy tử cung sẽ ngày càng nới rộng ra để đáp ứng cho quá trình phát triển của em bé. Lúc này tử cung sẽ tạo ra một áp lực rất lớn xuống các dây thần kinh bên dưới cột sống và gây đau thần kinh tọa.

Bụng và ngực phát triển

Trong quá trình mang thai, bụng và ngực của người phụ sẽ phát triển ngày càng to hơn khiến cho trọng tâm của cơ thể dồn về phía trước. Điều này làm cho cột sống bị lệch khỏi vị trí ban đầu, chúng dần cong về phía trước khiến cho cơ bắp ở vùng chân phải hoạt động nhiều hơn để nâng đỡ cơ thể. Điều này sẽ làm cho các dây thần kinh tọa bị chèn ép quá mức và gây đau nhức.

Cân nặng và vị trí của em bé

Theo tuần tuổi của thai kỳ, trọng lượng của thai nhi sẽ ngày càng phát triển lớn dần lên khiến dây thần kinh tọa phải chịu thêm một áp lực rất lớn, gây ra các cơn đau nhức. Ngoài ra trong ba tháng cuối cùng của thai kỳ, em bé có thể thay đổi vị trí sao cho thích hợp để chuẩn bị cho quá trình sinh. Lúc này đầu em bé có thể nằm trực tiếp lên các dây thần kinh gây ra các cơn đau nhức dữ dội ở mông, lưng và chân.

Nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân phổ biến ở trên thì đau thần kinh tọa ở thai phụ cũng có thể xảy ra do đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu, sự co thắt cơ piriformis ở sâu trong mông, tiền sử chấn thương vùng chậu, mắc bệnh đau lưng mãn tính,…

TRIỆU CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA KHI MANG THAI

Theo Bác sĩ, Giảng viên Trung cấp Dược Hà Nội cho biết: Các dấu hiệu bị đau dây thần kinh tọa khi mang thai bao gồm:

  • Đau ở vùng thắt lưng, mông và chân. Cơn đau có thể bắt đầu xuất hiện ở lưng dưới, sau đó lan tỏa xuống chân và có thể trở nên tồi tệ hơn mỗi khi bạn di chuyển.
  • Có cảm giác tê, ngứa hoặc châm chích ở chân.
  • Các cơ ở lưng dưới và chân bị suy yếu.
  • Cảm giác nóng rát ở chi dưới.
  • Đi lại khập khiễng, khó khăn.
  • Mất kiểm soát bàng quan dẫn đến rối loạn đại tiện.

Đau dây thần kinh tọa khiến thai phụ cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của cơ thể người mẹ.

Cần được thăm khám sớm trước khi xảy ra những bất thường

Cần được thăm khám sớm trước khi xảy ra những bất thường

ĐAU THẦN KINH TỌA KHI MANG THAI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, đau dây thần kinh tọa trong quá trình mang thai là tình trạng xảy ra khá phổ biến và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai phụ. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu, làm suy giảm khả năng vận động và gây ra nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể được cải thiện nhanh chóng thông qua việc luyện tập hoặc sau khi kết thúc quá trình mang thai. Nhưng nếu bệnh không được phát hiện và điều trị hợp lý có thể gây ra các bệnh lý về xương khớp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,…

Ở một số trường hợp nghiêm trọng hơn, nếu rễ dây thần kinh bị đĩa đệm chèn ép quá mức sẽ dẫn đến tình trạng tê liệt là ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của thai phụ, nguy cơ dẫn đến teo cơ và rối loạn tiểu tiện. Khi gặp phải tình trạng này mẹ bầu cần phải tiến hành phẫu thuật để có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh, nhưng điều này có thể gây ra các biến chứng không mong muốn và nguy cơ dẫn đến sảy thai là rất cao.

Vì vậy khi bị đau dây thần kinh tọa trong quá trình mang thai mẹ bầu không được chủ quan trong việc điều trị. Ngay khi thấy xuất hiện một số triệu chứng bất thường nên nhanh chóng gặp bác sĩ để thăm khám, điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …