Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Tìm hiểu bệnh lý mất xương và phương pháp phòng ngừa bệnh là gì?

Tìm hiểu bệnh lý mất xương và phương pháp phòng ngừa bệnh là gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

19/03/2020 6 Lượt xem

Mất xương là một hiện tượng vẫn âm thầm xảy ra trong cơ thể và rất khó nhận biết, nhưng thường để lại những hậu quả nghiêm trọng khi tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài. Vậy hiện tượng mất xương là gì?

Mất xương là tình trạng diễn ra âm thầm trong cơ thể

Mất xương là tình trạng diễn ra âm thầm trong cơ thể

TÌM HIỂU BỆNH LÝ MẤT XƯƠNG LÀ GÌ?

Mất xương là một tình trạng diễn ra âm thầm trong cơ thể làm giảm mật độ xương trong kết cấu xương đồng thời làm mất đi độ dẻo dai tính đàn hồi và khả năng chịu lực của xương. Mất xương gây nên chứng loãng xương và làm xương dễ gãy.

Xương là thành phân quan trọng của cơ thể, được cấu tạo chủ yếu bởi thành phần là Canxi. Để duy trì sức dẻo dai và khỏe mạnh của xương, cơ thể luôn tiêu hủy xương cũ và thay thế bằng mô xương mới. Hai quá trình này luôn diễn ra đồng thời và tạo được tính cân bằng trong việc tiêu hủy và tái tạo. Tuy nhiên, không phải lúc nào cơ thể cũng có được sự cân bằng hoàn hảo đó.

Ở một độ tuổi nhất định hoặc trong một số điều kiện nhất định, hai quá trình này không còn tương ứng với nhau nữa, số lượng xương tái tạo ít đi, và mất cân xứng với quá trình lượng xương bị phá hủy, làm cho các mô xương bị mất dần đi và lượng canxi trong xương không còn được đảm bảo ở mức cần thiết cho hệ xương chắc khỏe nữa.

Mô xương suy giảm, độ liên kết giữa các mô cũng không còn đủ, lượng canxi thiếu hụt trầm trọng… làm cho kết cấu dẻo dai của xương bị phá vỡ, xương trở nên giòn và dễ gãy hơn trước rất nhiều

QUÁ TRÌNH TÁI TẠO XƯƠNG NHƯ THẾ NÀO?

– Xương liên tục được thay đổi, xương mới được tạo ra, xương cũ bị hủy đi, một quá trình được gọi là tái tạo xương hay là sự thay thế xương. Một chu kỳ thay thế xương cần khoảng 2 đến 3 tháng.

Khi còn trẻ, cơ thể bạn tạo xương mới nhanh hơn sự hủy xương cũ và khối xương của bạn tăng lên. Khối xương của bạn đạt đến tối đa ở tuổi 30 (peak bone mass in mid – 30s). Sau đó, xương được tái tạo liên tục, nhưng sự mất xương của bạn nhẹ nhàng hơn là sự tái tạo.

– Ở giai đoạn mãn kinh, khi nồng độ estrogen thấp xuống, xương ở phụ nữ bị mất đi một cách đột ngột. Mặc dù có nhiều cơ chế đóng góp vào sự mất xương, nhưng nguyên nhân hàng đầu ở phụ nữa là sự giảm sản xuất estrogen trong thời kỳ mãn kinh.

Nguy cơ phát triển loãng xương phụ thuộc vào khối xương (bone mass) đạt được của bạn vào giữa độ tuổi 25 đến 35 tuổi và cách mất xương nhanh chóng sau đó. khối xương tối đa của bạn cao hơn thì xương của bạn còn nhiều hơn trong “ngân hàng” và khả năng loãng xương ít hơn. Không đủ vittamin D và calcium trong chế độ ăn hằng ngày sẽ dẫn đến khối xương tối đa (peak bone mass) thấp và sự mất xương nhanh lên sau này.

Tập thể dục có thể giúp bạn củng cố sức mạnh của xương

Tập thể dục có thể giúp bạn củng cố sức mạnh của xương

PHƯƠNG PHÁP NGĂN NGỪA CHỨNG MẤT XƯƠNG LÀ GÌ?

Tập thể dục

Tập thể dục có thể giúp bạn củng cố sức mạnh của xương và lâu mất xương. Khi bạn bắt đầu tập thể dục thì chưa có lợi ích gì, nhưng bạn sẽ đạt được lới ích nhất nếu bạn bắt đầu luyện tập thường xuyên khi còn trẻ và tập liên tục lâu dài. Phối hợp bài tập sức mạnh với bài tập mang nặng.

Luyện tập sức mạch giúp tăng cường cơ, xương của cánh tay và phần trên cột sống, luyện tập mang vác như đi bộ, chạy, leo cầu thang, nhảy dây, trượt tuyết chủ yếu ảnh hưởng lên chân, xương chậu, phần thấp cột sống của bạn.

Bổ sung đậu nành vào chế độ ăn của bạn

Estrogen thực vật được tìm thấy trong đậu nành giúp bảo vệ mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Không hút thuốc lá

Hút thuốc làm gia tăng mất xương, có lẻ do giảm số lượng estrogen ở cơ thể phụ nữ và giảm hấp thu calcium ở ruột non. Tác dụng thứ yếu của hút thuốc trên xương chưa biết được.

Xem xét hormone liệu pháp

Hormone liệu pháp có thể giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ trong hoặc sau khi mãn kinh. Nhưng vì nguy cơ của các tác dụng phụ, cần thảo luận với bác sĩ của bạn và quyết định những gì tốt nhất cho bạn. Liệu pháp testosterone thay thế chỉ được sử dụng cho nam giới có loãng xương do nồng độ testosterone máu thấp.

Tránh dùng cồn quá mức

Dùng hơn hai ly rượu mỗi ngày có thể làm giảm sự tạo xương và giảm khả năng hấp thụ calcium của cơ thể bạn. Mối liên quan giữa dùng rượu ở mức vừa phải và loãng xương chưa được rõ ràng.

Giới hạn cà phê

Sử dụng lượng cà phê vừa phải – khoảng 2-3 cốc cà phê mỗi ngày sẽ không làm hại bạn khi chế độ ăn của bạn có đầy đủ calcium.

Tự chăm sóc

  • Duy trì tư thế tốt: Giúp bạn tránh các tác động trên cột sống. Khi ngồi hoặc lái xe, đặt gối khăn nhỏ sau lưng bạn, đừng cúi nghiên quá khi đọc sách hoặc làm việc
  • Tránh té ngã: Mang dày gót thấp, không có đế lót, kiểm tra dây điện, thảm, chỗ trơn trợt trong nhà có thể gây nên sự vấp ngã, đầy đủ ánh sáng trong nhà, lắp đặt tay vịn bên trong và ngoài phòng tắm và đảm bảo lên xuống giường ngủ một cách dễ dàng.
  • Kiểm soát đau: Hãy bàn luận với bác sĩ để kiểm soát được triệu chứng đau, không bỏ qua các cơn đau mãn tính, bỏ điều trị có thề giới hạn cử động và đau nhiều hơn

Dự phòng

Theo Bác sĩ, Giảng viên Trung cấp Dược Hà Nội cho biết: Sử dụng đầy đủ calcium và vitamin D là yếu tố quan trọng trong việc giảm nguy cơ loãng xương. Nếu bạn đã bị loãng xương rồi, uống đầy đủ calcium và vitamin D cũng như các phương pháp khác có thể giúp phòng ngừa xương của bạn không bị yếu hơn.

Số lượng calcium bạn cần để bảo vệ sức khoẻ thay đổi tùy theo tuổi của bạn. Nhu cầu calcium của cơ thể bạn lớn nhất là vào thời kỳ niên thiếu và trưởng thành, khi bộ xương của bạn phát triển nhanh chóng và khi bạn mang thai hoặc cho con bú.

Phụ nữ sau mãn kinh và người già cũng cần sử dụng calcium nhiều hơn. Vào tuổi bạn, cơ thể trở nên kém hấp thu calcium thì bạn sử dụng thuốc trợ giúp hấp thu calcium là phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …