Danh mục
Trang chủ > Tin Giáo Dục > Chính Sách Mới – Cơ Hội Việc Làm Rộng Mở Cho Ngành Dược Việt Nam

Chính Sách Mới – Cơ Hội Việc Làm Rộng Mở Cho Ngành Dược Việt Nam

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

21/09/2015 2,223 Lượt xem

Theo thống kê nhu cầu về Dược phẩm hàng năm của Việt Nam khá cao, thế nhưng ngành Dược ở Việt Nam được coi là ngành phát triển trì trệ, người Việt Nam vẫn chết trên đống thuốc.

Dược sĩ trẻ năng động, có tay nghề vẫn chưa có nhiều cơ hội để phát huy khả năng, hay tìm được vị trí công việc đáp ứng mong muốn của mình.

quan-ly-chat-luong-thuoc

Quản lý giá thuốc – Vấn đề nóng trong nhiều phiên thảo luận tại nghị trường thời gian qua.

Hoạt động Dược là hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Do đó, trong dự thảo luật Dược (sửa đổi), Ủy ban thường vụ Quốc hội đã nhấn mạnh quản lý họat động Dược một cách chặt chẽ từ sản xuất, xuất – nhập khẩu, buôn bán, cung ứng thuốc, thông tin, quảng cáo đến sử dụng thuốc.

Làm rõ tiêu chí bình ổn giá – Thắt chặt nhập khẩu nước ngoài

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, lần sửa đổi này, dự thảo luật không quy định tham khảo giá thuốc tại các nước có điều kiện y tế, thương mại tương tự Việt Nam, và không quy định công bố giá tối đa đối với thuốc do ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế chi trả do việc đưa ra các quy định trên là không khả thi.

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra dự án luật – Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội – đề nghị cần quy định cụ thể tiêu chí để đảm bảo tính khả thi đối với việc thực hiện biện pháp bình ổn giá đối với thuốc thiết yếu khi có biến động bất thường về giá ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế – xã hội, theo quy định tại Luật giá.

Liên quan đến nội dung kinh doanh Dược, dự thảo luật quy định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) không được phân phối thuốc ở Việt Nam nhằm tiếp tục bảo hộ ngành Dược trong nước, và tránh việc các công ty nước ngoài có thể gây “lũng đoạn thị trường” và tạo cơ hội cho các Dược sĩ trẻ có năng lực của nước ta có cơ hội nghề nghiệp lớn và ổn định hơn trong ngành Dược.

duoc-si-co-hoi-nghe-nghiep-rong-mo

Ngành Dược Việt Nam quá phụ thuộc vào nhập khẩu

Trên thực tế, giá trị thuốc sản xuất trong nước tính đến năm 2014 mới chiếm 0,72% GDP của Việt Nam. Giá trị sản xuất thuốc trong nước chỉ chiếm 2,18% so với tổng doanh thu ngành công nghiệp sản xuất quốc gia.

Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân. Sản xuất thuốc ở trong nước mới đáp ứng được 50% nhu cầu sử dụng thuốc (mà chủ yếu là các thuốc generic).

Riêng nguyên liệu, bao bì sử dụng để sản xuất thuốc trong nước, Việt Nam vẫn phải nhập tới 90% từ nước ngoài.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá, “Không có ngành nào ở Việt Nam phát triển chậm như ngành dược, người Việt Nam vẫn chết trên đống thuốc”.

“10 năm qua ngành Dược vẫn thế, công nghệ vẫn thế, vùng nguyên liệu vẫn thế, sự phụ thuộc vào nguồn thuốc nhập khẩu vẫn thế…, trong khi quy định quản lý thì rất chặt, người làm nghề rất khó khăn”, Chủ tịch nhận xét.

Chủ tịch Quốc hội vẫn băn khoăn, có đảm bảo được Luật Dược sửa đổi ra đời là mở ra cơ hội làm ăn thuận lợi cho mọi người, từ trồng cây thuốc, đến chế biến, nghiên cứu, sản xuất?

Tham khảo: Xét Tuyển NV Cao Đẳng Dược – Điều Dưỡng Hà Nội Năm 2015

Có thể bạn quan tâm

Dự kiến thời gian thực hiện chương trình học kỳ II tinh giản

Hiện thời gian học sinh nghỉ học do dịch Covid -19 kéo dài, do đó …