Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Cần lưu ý những gì khi sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh viêm khớp?

Cần lưu ý những gì khi sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh viêm khớp?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

27/02/2020 36 Lượt xem

Thuốc kháng sinh được chỉ định trong điều trị viêm khớp nhiễm trùng do vi khuẩn. Nhóm thuốc này có khả năng phát sinh tác dụng phụ và một số biến chứng nặng nề. Vậy trong điều trị bệnh viêm khớp cần lưu ý những gì khi sử dụng kháng sinh?

Chỉ dùng kháng sinh điều trị viêm khớp khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa

Chỉ dùng kháng sinh điều trị viêm khớp khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa

DÙNG KHÁNG SINH ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP

Bệnh viêm khớp là tình trạng rối loạn xảy ra tại các khớp và thường đặc trưng bởi triệu chứng viêm và đau khớp. Để điều trị các dấu hiệu của bệnh sẽ có rất nhiều các phương pháp khác nhau. Ví dụ như: phương pháp vật lý trị liệu, chữa trị bằng y học cổ truyền và Tây y.

Thuốc kháng sinh lại là một phương pháp thông dụng và đơn giản được các bác sĩ chỉ định sử dụng điều trị bệnh viêm khớp nhiều hơn.Các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm khớp phổ biến

Kháng sinh được chỉ định trong điều trị viêm khớp nhiễm trùng do vi khuẩn. Nếu do virus hoặc vi nấm, điều trị bao gồm thuốc chống virus và chống nấm tương ứng.

MỘT SỐ LOẠI KHÁNG SINH THƯỜNG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP

Theo Bác sĩ, Giảng viên Trường Trung cấp Dược Hà Nội cho biết các loại kháng sinh thường được chỉ định trong điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn, bao gồm:

Kháng sinh Oxacillin hoặc Nafcillin

Oxacillin và Nafcillin là kháng sinh nhóm penicillin kháng penicilinase. Một trong hai loại kháng sinh này sẽ được chỉ định trong trường hợp chưa có kết quả cấy dịch và máu. Oxacillin và Nafcillin có tác ức chế mạnh đối với tụ cầu tiết penicilinase, vi khuẩn ưa khí gram dương – đặc biệt là Staphylococcus aureus – nguyên nhân chính gây ra viêm khớp nhiễm khuẩn.

Hai loại kháng sinh này thường được dùng ở dạng tiêm tĩnh mạch trong điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn với liều dùng trung bình 8g/ ngày. Tuy nhiên Oxacillin và Nafcillin có thể giảm hiệu lực của thuốc tránh thai và tăng tác dụng của các loại thuốc chống đông máu nên cần lưu ý khi sử dụng đồng thời.

Kháng sinh Clindamycin

Clindamycin là kháng sinh họ lincosamid, có tác dụng liên kết với tiểu phần 50S của ribosom nhằm ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Tương tự Oxacillin và Nafcillin, kháng sinh Clindamycin được chỉ định trong trường hợp chưa có kết quả nuôi cấy dịch/ máu.

Clindamycin là kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng, nhạy cảm với một số vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Pneumococcus, Haemophilus influenzae, Staphylococcus aureus kháng methicillin,…

Mặc dù có phổ kháng khuẩn rộng nhưng Clindamycin không phải kháng sinh được lựa chọn ưu tiên do có nguy cơ cao gây viêm đại tràng giả mạc. Chính vì vậy nhóm kháng sinh này chỉ được sử dụng trong những trường hợp thực sự cần thiết.

Kháng sinh Daptomycin hoặc Vancomycin

Daptomycin hoặc Vancomycin là kháng sinh glycopeptid nhân 3 vòng có phổ kháng khuẩn hẹp. Do đó một trong hai loại kháng sinh này thường được chỉ định trong trường hợp nhiễm khuẩn khớp do tụ cầu vàng kháng kháng sinh. Daptomycin hoặc Vancomycin có nguy cơ cao gây ra tác dụng phụ nên phải được sử dụng trong điều trị nội trú và cần theo dõi chặt chẽ.

Thực nghiệm lâm sàng cho thấy, dùng kháng sinh Vancomycin và Daptomycin có nguy cơ gây suy giảm chức năng thận, tăng nguy cơ kháng thuốc và ảnh hưởng đến thính giác.

Kháng sinh Ceftazidim

Ceftazidim được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng khớp do trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa). Ceftazidim thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin thế hệ III, hoạt động bằng cách ức chế enzyme tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, từ đó ngăn chặn quá trình nhân đôi của vi khuẩn gây bệnh.

Loại kháng sinh này chỉ được dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn rất nặng và thường được dùng phối hợp với các loại kháng sinh khác nhằm giảm nguy cơ kháng thuốc.

Kháng sinh Gentamycin

Kháng sinh Gentamycin thường được dùng phối hợp với Ceftazidim trong điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn do trực khuẩn mủ xanh. Gentamycin là kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid, nhạy cảm với vi khuẩn nhóm Pseudomonas, Proteus, Enterobacter, Shigella, Klebsiella, Salmonella, E. coli,…

Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh này cho người bị suy thận hoặc có tổn thương ở tiền đình ốc tai.

Kháng sinh Amikacin

Trong trường hợp không thể sử dụng Gentamycin, điều trị thay thế là kháng sinh Amikacin. Amikacin là kháng sinh bán tổng hợp thuộc họ aminoglycosid có tác dụng ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn bằng cách gắn vào tiểu đơn vị 30S của ribosom.

Kháng sinh này có phổ kháng khuẩn rộng nên không chỉ được dùng trong điều trị viêm khớp do trực khuẩn mủ xanh mà còn được phối hợp với Oxacillin hoặc Nafcillin trong điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn do Staphylococcus aureus.

Kháng sinh chỉ được dùng trong điều trị viêm khớp nhiễm trùng do vi khuẩn

Kháng sinh chỉ được dùng trong điều trị viêm khớp nhiễm trùng do vi khuẩn

Kháng sinh penicillin G

Kháng sinh penicillin G được chỉ định trong điều trị viêm khớp liên cầu hoặc phế cầu. Penicillin G là kháng sinh thuộc họ beta lactam, nhóm penicillin.

Loại kháng sinh này được dùng với liều 2 triệu đơn vị tĩnh mạch/ 4 giờ trong 14 ngày. Tuy nhiên cần cân nhắc khi dùng penicillin G cho người có tiền sử dị ứng hoặc bệnh nhân hen suyễn nặng.

Kháng sinh Levofloxacin

Levofloxacin là kháng sinh nhóm quinolon, được chỉ định trong điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn do vi khuẩn gram âm đường ruột. Levofloxacin hoạt động bằng cách tác động trên phức hợp topoiso-merase IV ADN và gyrase nhằm ức chế tổng hợp ADN của vi khuẩn.

Tuy nhiên loại thuốc này chống chỉ định với trẻ em, thiếu niên, người mắc bệnh động kinh, phụ nữ mang thai và người đang cho con bú.

Kháng sinh Erythromycin

Erythromycin là kháng sinh nhóm macrolid, được chỉ định trong điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn do lậu cầu có bội nhiễm Chlamydia trachomatis. Thuốc được dùng với liều 500mg/ 4 lần/ ngày trong liên tục 1 tuần.

Erythromycin có thể gây loạn nhịp nên cần tránh sử dụng cho bệnh nhân mắc các vấn đề về tim mạch, người có chức năng gan suy giảm, tiền sử bị điếc hoặc có rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.

Kháng sinh Doxycyclin

Doxycyclin kháng sinh thuộc dẫn xuất nhóm tetracycline, được chỉ định thay thế cho Erythromycin trong trường hợp viêm khớp do lậu cầu có bội nhiễm Chlamydia trachomatis. Thuốc được dùng với liều lượng 100mg/ 2 lần/ ngày trong 1 tuần.

Doxycyclin là kháng sinh phổ rộng, có tác dụng ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn bằng cách gắn vào tiểu đơn vị 30S và có thể cả 50S của ribosom. Thuốc chống chỉ định với người suy gan nặng, quá mẫn với kháng sinh tetracycline và trẻ dưới 8 tuổi. Ngoài ra khi dùng Doxycyclin, cần tránh phơi nắng vì thuốc có thể tăng độ mẫn cảm của da với ánh sáng.

Kháng sinh Spectinomycin

Spectinomycin là kháng sinh aminocyclitol có tác dụng kìm khuẩn. Spectinomycin được chỉ định trong điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn do lậu cầu kháng penicillin và thường được dùng phối hợp với Ceftriaxon.

Spectinomycin chỉ chống chỉ định với người dị ứng với thuốc và ít có khả năng phát sinh các tác dụng phụ nguy hiểm. Thuốc được dùng với liều 2g tiêm bắp trong vòng 12 giờ/ ngày trong liên tục 7 ngày.

Trên thực tế, bác sĩ có thể chỉ định một số kháng sinh khác trong điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn tùy thuộc vào khả năng đáp ứng, độ tuổi, mức độ nhiễm trùng và một số yếu tố khác.

CẦN LƯU Ý GÌ KHI DÙNG KHÁNG SINH TRỊ VIÊM KHỚP?

Sử dụng kháng sinh điều trị viêm khớp, bạn nên lưu ý những thông tin quan trọng sau:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về tần suất và liều lượng dùng kháng sinh.
  • Khi chưa có kết quả chẩn đoán, kháng sinh được chỉ định thường là những kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng. Sau đó dựa vào kết quả cấy dịch khớp và cấy máu, bác sĩ có thể chỉ định một số kháng sinh đặc hiệu khác.
  • Điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn thường phải kết hợp từ 2 – 3 loại kháng sinh nhằm ức chế vi khuẩn và giảm nguy cơ kháng thuốc.
  • Thời gian điều trị kháng sinh kéo dài khoảng 4 – 6 tuần và có ít nhất 1 loại kháng sinh được dùng ở đường tĩnh mạch.
  • Tránh tình trạng tự ý mua và sử dụng kháng sinh. Dùng kháng sinh không nhạy cảm thường không có đáp ứng tốt, ngược lại còn làm phát sinh các biến chứng ở thận, gan, hệ tiêu hóa hoặc thậm chí khiến khớp bị hoại tử và buộc phải cắt bỏ.
  • Bên cạnh việc dùng kháng sinh, bác sĩ có thể kết hợp với một số biện pháp ngoại khoa khác như dẫn lưu khớp khi có dịch mủ, nội soi rửa khớp, phẫu thuật nhằm loại bỏ tổ chức nhiễm khuẩn,…

Kháng sinh thường được dùng trong điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế, kìm hãm hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên đây là một trong những nhóm thuốc có nguy cơ và biến chứng cao, vì vậy bạn cần thận trọng khi sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …