Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Những đối tượng nào có thể bị viêm cột sống dính khớp?

Những đối tượng nào có thể bị viêm cột sống dính khớp?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

24/02/2020 16 Lượt xem

Viêm cột sống dính khớp là một bệnh khớp viêm mạn tính thường gặp, hiện được xếp vào nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính. Vậy những ai có thể mắc bệnh này?

Viêm cột sống dính khớp là một dạng viêm khớp mạn tính

Viêm cột sống dính khớp là một dạng viêm khớp mạn tính

VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP LÀ BỆNH GÌ?

Viêm cột sống dính khớp là một dạng viêm đặc trưng bởi tổn thương khớp cùng chậu, cột sống và các khớp ở chi dưới, thường kèm theo viêm các điểm bám gân.

Bệnh tiến triển chậm, song có xu hướng làm dính các khớp. Các chuyên gia đánh giá, đây là bệnh xương khớp nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và cải thiện sớm, bệnh có thể dẫn đến dính và biến dạng toàn bộ cột sống.

Trong một số trường hợp, bệnh còn ảnh hưởng đến khớp háng, thoái hóa khớp gối, bàn chân, dây chằng, đôi khi còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác như tim, gan, phổi.

Vì thế, phát hiện sớm bệnh viêm cột sống dính khớp mới có thể ngăn chặn biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

BỆNH VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP DO NGUYÊN NHÂN NÀO?

Nguyên nhân gây ra viêm cột sống dính khớp hiện chưa được biết đến một cách rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền. Vì vậy, hãy cảnh giác với viêm cột sống dính khớp, nếu trong gia đình bạn từng có người mắc phải bệnh này.

Ngoài ra,bệnh còn liên quan đến các tổn thương ở khớp như hiện tượng: viêm, xơ hóa, calci hóa dây chằng, bao khớp, điểm bám gân…

BỆNH VIÊM CỘT SỐNG DINH KHỚP CÓ BIỂU HIỆN CỦA BỆNH NHƯ NÀO?

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh bao gồm:

  • Đau mỏi cột sống, đau khi thay đổi tư thế khiến việc vận động cột sống không linh hoạt.
  • Đau vùng thắt lưng vào sáng sớm hoặc buổi tối, khiến người bệnh bị thức giấc khi ngủ.
  • Đau tại vùng xương chậu, hai bên mông và lan ra toàn bộ cột sống.
  • Đau nhức tại khớp xương sườn, xương ức, vai, đầu gối.
  • Một số người bị tăng thân nhiệt.
  • Cảm thấy mệt mỏi, ăn uống kém và sút cân.

Ngoài ra, còn có các cơn đau dọc theo cột sống, ở khung xương hoặc các khớp xương chậu, gót chân và ngực.

Viêm cột sống dính khớp là một bệnh liên đới toàn thân

Viêm cột sống dính khớp là một bệnh liên đới toàn thân

AI SẼ LÀ NGƯỜI CÓ THỂ BỊ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP?

Theo Bác sĩ, Giảng viên Trung cấp Dược Hà Nội cho biết: Là bệnh về cột sống phổ biến, nên bất kỳ ai cũng có thể mắc phải viêm cột sống dính khớp.

  • Tỉ lệ mắc bệnh chiếm 0,1 – 2% dân số. Ở Việt Nam, viêm cột sống dính khớp chiếm khoảng 20% người mắc bệnh về khớp.
  • Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần nữ giới (chiếm 90 – 95%).
  • Thường xuất hiện ở tuổi thanh thiếu niên (trước 35 tuổi chiếm 80%) và một số ít xuất hiện sau 45 tuổi.
  • Viêm cột sống dính khớp thường được chuẩn đoán muộn, khoảng 50% tổngsố bệnh nhân được chuẩn đoán sau 5 – 10 năm kể từ khi khởi phát bệnh.

Có tới 27% người bệnh tàn phế sau 10 năm khởi phát bệnh. Sau 20 năm, tỉ lệ tàn phế chiếm khoảng 43% tổng số bệnh nhân.

CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP QUA ĐÂU?

Tiền sử bệnh

Bác sỹ sẽ hỏi một số câu như:

  • Vị trí đau ở đâu? Có đau lan ra chỗ khác không?
  • Tình trạng đau xảy ra bao lâu?
  • Trong gia đình có ai bị đau lưng hoặc viêm khớp không?

Khám lâm sàng

Bác sỹ có thể dùng tay ấn vào vị trí bạn bị đau, yêu cầu bạn di chuyển và uốn lưng theo các hướng khác nhau để kiểm tra sự linh hoạt của cột sống hoặc hít thở sâu để kiểm tra xem có bất kỳ vấn đề gì về việc hô hấp hay không.

Chẩn đoán qua hình ảnh

Siêu âm, chụp xquang, MRI giúp bác sỹ nhìn thấy hình ảnh các tổn thương tại xương, mô mềm và đánh giá được mức độ tổn thương.

Các xét nghiệm

  • Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp xét nghiệm máu để kiểm tra gen HLA-B27.
  • Xét nghiệm tốc độ máu lắng.

Dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng, hình ảnh chiếu chụp và xét nghiệm máu, bác sỹ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh của bạn.

Bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà nên đến khám bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt, lối sống cho hợp lý.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …