Danh mục
Trang chủ > Hỏi Đáp Học Tập > Trường Trung Cấp Y Dược Có Nên Áp Dụng Đào Tạo Theo Tín Chỉ?

Trường Trung Cấp Y Dược Có Nên Áp Dụng Đào Tạo Theo Tín Chỉ?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (6 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

20/04/2016 599 Lượt xem

Học tín chỉ đang là hình thức đào tạo đang được đưa vào sử dụng ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng và Trườn Trung cấp Y Dược ở Việt Nam.Tuy nhiên, mô hình này có nên áp dụng đối với các trường ngành Y.

hoc-tin-chi-cai-thien-chat-luong-giao-duc

Đào tạo theo tín chỉ sẽ cải thiện chất lượng đào tạo, chuyển từ đào tạo sang tự đào tạo, phát huy năng lực tự học của học viên, tăng thời gian tự nghiên cứ khi đó giảng viên chỉ truyền đạt những kiến thức cốt lõi sau đó đánh giá kiểm tra học viên qua kết quả bài kiểm tra.

Đào tạo theo hình thức tín chỉ, học viên Trung cấp Y Dược sẽ được chủ động về rất nhiều mặt. Trong đó có 4 lợi ích lớn mà nó mang lại là: chọn thầy cô, chọn thời gian, chọn môn học phù hợp, rút ngắn thời gian…Tuy nhiên, việc đào tạo tín chỉ tại các Trường trung cấp Dược vấp phải những khó khăn lớn như hệ thống cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, phòng thực hành các trường có đáp ứng được 4 yêu cầu cơ bản của hình thức tín chỉ hay không?

Học viên Trung cấp Y Dược được lợi gì khi đào tạo theo tín chỉ?

Học viên Trung cấp Y Dược đăng ký các môn học theo khả năng học của mình trong một kỳ học, tùy theo quy định về số tín chỉ của từng trường. Vì vậy, các bạn học viên có thể được ra trường sớm hơn khi hoàn thành đầy đủ chương trình học.

Tính tự giác của sinh viên tăng lên khi số tiết lên lớp giảm, thời gian tự học tăng lên

Nếu học viên sắp xếp được thời gian hợp lý có thể học song song hai chuyên nghành. Số lượng học viên giỏi, xuất sắc tăng lên, đồng thời chất lượng học viên ra trường sẽ được cải thiện đáng kể.

Những lợi ích mà học tín chỉ mang lại cho nền giáo dục Việt Nam trong những nhiều năm qua chúng ta phải ghi nhận.

Tuy nhiên, những mặt hạn chế mà hình thức đào tạo theo tín chỉ  vẫn luôn là vấn đề mà các  nhà hoạch định chính sách giáo dục cần phải  tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những giải pháp phù hợp.

Học tín chỉ có phải “Lợi bất cập hại”?

hoc trung cap y duoc duoc loi gi

Ý thức của nhiều học viên tại các trường Trung cấp Y Dược  còn kém, thụ động trong thu nhận kiến thức, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực chưa đảm bảo. Tín chỉ có phải là một hình thức đào tạo phù hợp trong nền giáo dục hiện nay hay không?

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với giảng viên Lê Trọng Phương – Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội.

Theo thầy Phương, sinh viên và giảng viên là những yếu tố quyết định thành công cho hình thức đào tạo mới này.

Về phía giảng viên, phải thừa nhận việc truyền tải kiến thức đến với người học là rất quan trọng, giúp định hướng kiến thức, chuyên môn cho người học.

Thực  tế, trình độ của đội ngũ cán bộ giảng viên giảng dạy Trung cấp Y Dược của nước ta hiện nay còn rất thấp so với thế giới – thầy Lê Trọng Phương cho biết thêm.

Ông cũng chia sẻ: Thái độ, ý thức học tập là yếu tố rất quan trọng, đặc biệt đối với hình thức tín chỉ thì học viên ngành Y cần phải thực sự có tính tự giác cao, ham học hỏi, tìm tòi”.

Về cơ sở vật chất, hiện nay chúng ta đang mắc một sai lầm duy ý chí. Muốn mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng giáo dục nhưng lại đủ kinh phí cho đào tạo.

Đào tạo tín chỉ tại các Trung cấp Y Dược cần một quá trình “quá độ”

dao tao tin chi can qua do

Thực tế, ở nước ta hiện nay học sinh học từ bậc Tiểu học đến khi THPT quốc gia đều theo phương thức niên chế. Khi bước vào lên hình thức đào tạo cao hơn, học viên bị “ngợp” vì thay đổi phương thức học dẫn đến học viên không thích ứng kịp.

Việc giảm số tiết đồng nghĩa với việc số lượng kiến thức cần truyền tải nhiều mà lượng thời gian thì không cho phép.

Bên cạnh đó việc đào tạo theo tín chỉ sẽ “ưu tiên” cho học viên về nhà tự nghiên cứu, học tập. Điều này sẽ gây ra tình trạng lười học, lười tìm tòi, nghiên cứu do không có sự thúc ép từ giảng viên.

Mặt khác, phải thừa nhận đào tạo theo tín chỉ thường hiệu quả ở những nước có nền giáo dục phát triển cao.

Trong khi đó nước ta là nước đang phát triển, vẫn còn lối tư duy nông nghiệp, nền giáo dục chưa thực sự sẵn sàng cho một sự chuyển đổi theo cách “nhảy vọt” này.

Vì vậy, ngành giáo dục cần một thời kỳ quá độ cho phương thức học tín chỉ cho người học só thể thích ứng kịp.

 

Có thể bạn quan tâm

Vì sao Cao đẳng Điều dưỡng thu hút nhiều thí sinh đăng ký theo học?

Học Cao đẳng Điều dưỡng luôn là cơ hội thứ 2 dành cho những thí …