Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Cần làm như thế nào để phòng ngừa bệnh viêm thanh quản ở trẻ em?

Cần làm như thế nào để phòng ngừa bệnh viêm thanh quản ở trẻ em?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

24/03/2020 5 Lượt xem

Thời tiết thay đổi, cơ thể trẻ không kịp thích nghi sẽ dễ mắc phải các bệnh viêm đường hô hấp trên, trong đó có bệnh viêm thanh quản. Vậy cha, mẹ cần làm gì để phòng ngừa bệnh viêm thanh quản ở trẻ em?

Viêm thanh quản thường là hậu quả của việc cảm lạnh do virus ở đường hô hấp trên

Viêm thanh quản thường là hậu quả của việc cảm lạnh do virus ở đường hô hấp trên

VIÊM THANH QUẢN Ở TRẺ EM LÀ GÌ?

Bệnh viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm bị sưng dẫn đến khản tiếng và mất giọng. Dây thanh âm là những nếp gấp trong niêm mạc thanh quản. Dây thanh âm khi bị sưng, âm thanh hình thành do không khí đi qua dây thanh âm bị biến dạng khiến giọng nói của trẻ trở nên khàn và khó nghe hơn bình thường.

Viêm thanh quản ở trẻ thường sẽ hết trong khoảng 5 – 7 ngày nhưng khi bệnh kéo dài lâu hơn thì sẽ được chẩn đoán là bệnh viêm thanh quản mãn tính. Trẻ bị viêm thanh quản mãn tính, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và sẽ phải tốn nhiều thời gian để bình phục.

TRIỆU CHỨNG VIÊM THANH QUẢN Ở TRẺ EM LÀ GÌ?

Triệu chứng thường gặp nhất khi trẻ bị viêm dây thanh quản chính là giọng nói sẽ trở nên trầm, khàn hoặc mất giọng. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác như:

  • Trẻ bị sốt nhẹ khoảng 37.5 – 38 độ C.
  • Ho khan, nhiều nhất vào ban đêm.
  • Đau họng.
  • Ngứa cổ.
  • Nghẹt mũi.
  • Sưng hạch bạch huyết ở họng, cổ.

NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM THANH QUẢN Ở TRẺ EM

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm thanh quản ở trẻ em là do trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm từ virus hoặc do trẻ la hét quá nhiều khiến cho dây thanh âm bị kích thích. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác được xem là nguyên nhân gây viêm thanh quản trẻ em là:

  • Trẻ bị dị ứng với khói thuốc lá, hóa chất… gây kích thích dây thanh âm.
  • Một số loại vi khuẩn gây bệnh sổ mũi và cảm cúm ở trẻ có thể khiến dây thanh âm bị nhiễm trùng.
  • Trẻ tiếp xúc nhiều với điều hòa nên bị khô và gây viêm.
  • Trẻ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản khiến lượng acid trong bao tử bị trào ngược lên kích thích dây thanh âm.
  • Trẻ bị chấn thương, viêm phổi hoặc viêm đường hô hấp trên do virus.

Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm bị sưng dẫn đến khản tiếng và mất giọng

Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm bị sưng dẫn đến khản tiếng và mất giọng

PHÒNG NGỪA VIÊM THANH QUẢN Ở TRẺ EM BẰNG CÁCH NÀO?

Để phòng tránh tình trạng trẻ bị viêm thanh quản cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không cho trẻ la hét quá lớn trong lúc vui chơi để tránh làm trẻ bị khàn giọng.
  • Không cho trẻ tiếp xúc nhiều với hệ thống máy giữ ẩm không khí, máy điều hòa nhiệt độ… vì dễ làm cho cuống họng bị khô.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường có khói, bụi, thuốc lá hoặc bị ô nhiễm.
  • Cách ly trẻ với người bị bệnh để tránh lây lan.
  • Dạy trẻ học cách che miệng khi ho, hắt hơi, chảy mũi và không khạc nhổ bừa bãi.
  • Tăng cường dinh dưỡng để trẻ tăng sức đề kháng với bệnh.
  • Cần đưa trẻ đi chích ngừa đầy đủ.

Qua bài viết trên, Bác sĩ, Giảng viên Trung cấp Dược Hà Nội khuyên mọi người: Bệnh viêm thanh quản ở trẻ nhỏ rất dễ bị tái phát vì thế khi trẻ đã khỏi bệnh hoàn toàn, các bậc phụ huynh vẫn phải chú ý đến việc giữ ấm và phòng ngừa cho trẻ để tránh tình trạng bệnh quay trở lại.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …