Kỹ thuật vật lý trị liệu là phương pháp mang đến tia nắng đầy hi vọng trong việc phục hồi hình thể và chức năng vốn có của người khuyết tật bẩm sinh hay trong quá trình sống mắc phải.
Vật lý trị liệu là một chuyên khoa về kỹ thuật y học thuộc các khoa học sức khỏe hỗ trợ, chuyên thực hiện những kỹ thuật vật lý không dùng thuốc trực tiếp tác động lên người bệnh để điều trị, mà dùng các phương pháp trị liệu như: laser trị liệu, xoa bóp, nhiệt trị liệu, điện trị liệu, thủy trị liệu… Những người thực hiện các kỹ thuật này là điều trị viên vật lý hay còn gọi là Kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa, kĩ thuật viên trưởng khoa, kĩ thuật viên vật lí trị liệu – phục hồi chức năng có nhiệm vụ sau:
- Kiểm tra thiết bị trước khi dùng.
- Kiểm tra thiết bị chuyên dùng trước khi sử dụng cho người bệnh đảm bảo an toàn điều trị.
- Hướng dẫn động viên người bệnh và gia đình người bệnh biết cách luyện tập tại nhà theo đúng kĩ thuật bệnh viện và đảm bảo an toàn.
- Sau khi sử dụng thiết bị, tắt máy.
- Vận hành thiết bị đúng quy định kĩ thuật bệnh viện, đúng y lệnh.
Ngoài ra Kỹ thuật viên vật lý trị liệu phải đảm đảm bảo thực hiện đúng quy chế bệnh viện, đặc biệt phải chú ý thực hiện:
- Quy chế công tác khoa vật lí trị liệu-phục hồi chức năng và quy chế quản lí và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.
- Không được bỏ vị trí làm việc khi máy đang hoạt động.
- Tổ chức họp người bệnh theo định kì, hướng dẫn giáo dục sức khoẻ cho người bệnh.
- Bảo quản thiết bị và phương tiện, tránh hư hỏng, mất mát.
- Ghi chép đầy đủ vào phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc vật lí trị liệu – phục hồi chức năng.
- Khi sửa chữa máy phải luôn có mặt cùng thợ sửa chữa.
- Học tập nâng cao trình độ chuyên môn ngoại ngữ, tham gia nghiên cứu khoa học và thực hiện phục hồi chức năng cộng đồng theo sự phân công.
Đối tượng điều trị của Vật lý trị liệu (VLTL)
Những đối tượng của vật lý trị liệu rất nhiều như:
- Khiếm khuyết về cấu trúc cơ thể: không có chân tay, dị dạng, tăng trưởng kém – lùn;
- Khiếm khuyết về chức năng: câm, điếc, mù, cận thị, nói ngọng, đi lại khó khăn…;
- Những đối tượng hạn chế hoặc rối loạn tâm thân: rối loạn tâm lý, thiểu năng trí tuệ…;
Như vậy, Đối tượng của vật lý trị liệu là những người khuyết tật bị suy giảm về thể chất và tinh thần, khiến chất lượng sống giảm hoặc kém hòa nhập với cộng đồng, những khiếm khuyết của người khuyết tật có thể là do bẩm sinh hoặc là mắc phải trong quá trình sống như: bệnh nhân cứng khớp do bất động, những trường hợp gãy xương, liệt người do tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, liệt hạ chi do tổn thương tủy sống, các trường hợp đau và viêm khớp hạn chế vận động khớp, bong, đứt dây chằng, đứt gân sau khi phẫu thuật, tập luyện, những trường hợp chân khèo, co rút cơ ức đòn chủm bẩm sinh,hô hấp,bại não, đau lưng do thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm…
Nếu yêu thích nghề y và muốn trở thành kỹ thuật viên vật lý trị liệu, bạn có thể đăng ký học tại Trường Trung cấp y khoa Pasteur với thời gian đào tạo như sau:
- Thời gian đào tạo: Học 01 năm (Áp dụng cho các đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học nhóm ngành sức khỏe, kinh tế, kỹ thuật…).
- Thời gian đào tạo: Học 02 năm (Áp dụng cho các đối tượng: tốt nghiệp THPT, BTVH tương đương văn bằng cấp 3).
- Thời gian đào tạo: Học 02 năm 3 tháng (Áp dụng cho các đối tượng: học xong lớp 12, trượt tốt nghiệp THPT, BTVH). Đối tượng này sẽ phải học bổ sung văn hóa 03 tháng để hoàn thiện chương trình PTHT cấp 3.
- Thời gian đào tạo: Học 03 năm (Áp dụng cho các đối tượng: tốt nghiệp THCS (lớp 9). Đối tượng này sẽ phải học bổ sung văn hóa 12 tháng để hoàn thiện chương trình PTHT cấp 3.
Địa chỉ Trường trung cấp y khoa Pasteur: 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội (gần ngã 4 sở)
Điện thoại: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Xem thêm: Hồ sơ tuyển sinh Trung cấp Y Dược