Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Sự thật về thuốc Ciclesonide người dùng cần biết

Sự thật về thuốc Ciclesonide người dùng cần biết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

24/11/2022 5 Lượt xem

Ciclesonide hoạt động bằng cách làm giảm sưng (viêm) đường mũi. Là loại thuốc thuộc nhóm corticosteroid nên thuốc Ciclesonide thường được dùng để điều trị các triệu chứng bệnh trong mũi.

Tổng quan về thuốc Ciclesonide

Tổng quan về thuốc Ciclesonide

Dạng và hàm lượng của thuốc Ciclesonide

Ghi nhận trên thị trường, thuốc Ciclesonide hiện có những dạng và hàm lượng sau:

  • Thuốc hít;
  • Bình xịt, xịt mũi 80 mcg, 160 mcg mỗi nhát xịt.

Ciclesonide có tác dụng như thế nào?

Thuốc Ciclesonide thuộc nhóm corticosteroid.

Thuốc hoạt động bằng cách làm giảm sưng (viêm) đường mũi, nên có tác dụng trong việc điều trị các triệu chứng bệnh trong mũi như nghẹt mũi hoặc tắc nghẽn, chảy nước mũi, ngứa và hắt hơi do bị dị ứng theo mùa và dị ứng quanh năm.

Hướng dẫn liều dùng thuốc Ciclesonide cho người lớn

Theo hướng dẫn của Dược sĩ trình độ chuyên môn Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, liều dùng thuốc Ciclesonide cho người lớn mắc bệnh viêm mũi dị ứng:

  • Bình bơm mũi (37 mcg/lần phun): xịt 1 lần vào mỗi lỗ mũi mỗi ngày một lần.
  • Thuốc xịt mũi (50 mcg/lần phun): xịt 2 phát vào mỗi lỗ mũi mỗi ngày một lần.

Hướng dẫn liều dùng thuốc Ciclesonide cho trẻ em

Liều dùng thuốc Ciclesonide cho trẻ em mắc bệnh viêm mũi dị ứng:

Xịt mũi (50 mcg/lần phun):

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa đối với trẻ từ 6 tuổi trở lên: phun 2 lần (50 mcg/lần phun) cho mỗi lỗ mũi mỗi ngày một lần.
  • Viêm mũi dị ứng đối với trẻ từ 12 tuổi trở lên: phun 2 lần (50 mcg/lần phun) cho mỗi lỗ mũi mỗi ngày một lần.

Bình phun mũi (37 mcg/lần phun):

  • Với các trường hợp viêm mũi theo mùa và viêm mũi dị ứng lâu năm ở trẻ 12 tuổi trở lên: phun mỗi lỗ mũi 1 lần/ngày.

Tương tác thuốc

Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, việc dùng chung Ciclesonide với một số thuốc có thể gây ra tình trạng tương tác thuốc. Cụ thể, bạn cần tránh các loại thuốc sau khi đang dùng Ciclesonide:

  • Pixantrone;
  • Itraconazole;

Ciclesonide dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ

Ciclesonide dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Ciclesonide

Các tác dụng phụ được ghi nhận có thể xảy ra khi dùng thuốc Ciclesonide gồm:

  • Khó thở; phát ban; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.
  • Đau đầu;
  • Nghẹt mũi, đau họng;
  • Chảy máu mũi;
  • Đau tai.

Thuốc steroid dùng cho mũi có thể được hấp thụ vào máu, điều này khiến tác dụng phụ của steroid lan khắp cơ thể. Theo đó, bạn cần báo bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến steroid như:

  • Nổi mụn hoặc tóc mọc nhanh chóng;
  • Tăng tiết mồ hôi;
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều;
  • Sưng, tăng cân nhanh chóng, khuôn mặt trở nên tròn;
  • Lo âu, trầm cảm, có suy nghĩ hoặc hành vi khác thường.

Trong trường hợp bên trong hoặc xung quanh lỗ mũi xuất hiện vết loét, mảng trắng; hoặc các vấn đề về tầm nhìn thì cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử lý.

Tất nhiên không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ trên và có thể sẽ xuất hiện các tác dụng phụ khác. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này thì liên hệ ngay đến bác sĩ để được giải đáp.

Đối tượng nào cần lưu ý khi dùng thuốc Ciclesonide?

Báo với bác sĩ giảng dạy Cao đẳng Kỹ thuật xét nghiệm y học cho biết nếu bạn bị dị ứng với thuốc Ciclesonide hay bất kỳ loại thuốc nào khác; tổng hợp các loại thuốc bạn đang dùng hoặc có ý định dùng; khai báo chính xác, cụ thể tình trạng sức khỏe bạn đang gặp phải, đặc biệt là các trường hợp sau:

  • Thủy đậu (bao gồm tiếp xúc gần đây);
  • Bệnh sởi (bao gồm tiếp xúc gần đây);
  • Đang hoặc có tiền sử mắc đục thủy tinh thể;
  • Nhiễm Zona thần kinh trong mắt;
  • Chấn thương ở mũi;
  • Nhiễm trùng, hoạt tính hoặc không được điều trị;
  • Đang mắc hoặc có tiền sử mắc tăng nhãn áp (Glaucoma);
  • Đang mắc hoặc có tiền sử mắc bệnh lao hoặc tiền sử;
  • Phẫu thuật mũi hoặc gần đây;
  • Lở hoặc loét mũi hoặc gần đây.

Lưu ý: Toàn bộ thông tin trên mang tính chất tham khảo và không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ/dược sĩ. Hãy đến cơ sở y tế nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe.

Nguồn: trungcapykhoapasteur.com tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …