Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Nhận biết các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân như thế nào?

Nhận biết các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

25/08/2021 21 Lượt xem

Bệnh giãn tĩnh mạch chân là một bệnh lý thường gặp, gây nên tình trạng đau mỏi, sưng và xuất hiện những gân xanh to nhỏ, mạch máu li ti dưới da… Vậy đâu là các triệu chứng nhận biết bệnh giãn tĩnh mạch chân?

Triệu chứng điển hình của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Bệnh giãn tĩnh mạch chân thường gặp phải ở những đối tượng nào?

Bác sĩ Trung cấp Y Dược Hà Nội cho biết các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân bao gồm:

Đối tượng thường xuyên phải ngồi nhiều, ít vận động, đứng lâu

Những đối tượng do tính chất công việc nên buộc phải đứng hoặc ngồi lâu như: Giáo viên, nhân viên văn phòng, cảnh sát giao thông,… khiến máu sẽ dồn xuống chân và ứ đọng lại tạp thành một áp lực lớn, gây nên những cản trở của quá trình đưa máu về tim.

Phụ nữ mang thai

Đối tượng phụ nữ mang thai bị mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân thường có nguy cơ cao nhất. Bởi vì, trong thời kỳ mang thai cổ tử cung mở rộng, các hormon tăng tiết và thay đổi một cách đột ngột. Cùng theo đó là hàm lượng tiết tố nữ tăng cao và khi thai lớn dần gây nên tình trạng chèn ép tĩnh mạch cản trở hoạt động đưa máu trở về tim gây nên giãn tĩnh mạch chân.

Trong lúc mang thai thì không có biểu hiện gì hoặc những triệu chứng sẽ biến mất sau khi sinh, nhưng khoảng 3 – 5 năm sau sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khởi phát của bệnh giãn tĩnh mạch.

Phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên gây giãn tĩnh mạch chân

Khi thường xuyên mặc quần áo bó sát, mang giày cao gót thường xuyên sẽ gây nên hiện tượng tăng áp lực đến hệ tĩnh mạch ngoại biên, gây tăng áp lực lên đôi chân dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch.

Các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân như thế nào?

Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, qua từng giai đoạn tiến triển của bệnh mà có các triệu chứng khác nhau như sau:

Giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu hầu như rất ít ai để ý tới vì biểu hiện của bệnh thường mờ nhạt. Người bệnh thường có cảm giác nặng chân, chân phù nhẹ khi mỗi lần đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.

Vào ban đêm, trong lúc đang ngủ thường bị chuột rút hoặc cảm giác như có kiến bò ở chân. Đồng thời, ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ nhìn thấy các tĩnh mạch li ti nổi ở cổ chân và bàn chân, khiến chúng ta bị nhầm lẫn và bỏ qua.

Giai đoạn tiến triển của bệnh

Ở giai đoạn này người bệnh giãn tĩnh mạch chân sẽ xuất hiện các triệu chứng rõ ràng hơn. Ngoài các cảm giác phù chân thì còn thấy vùng cẳng chân cũng xuất hiện thêm các vết chàm da làm da bị thay đổi màu sắc.

Giai đoạn tiến triển bệnh giãn tĩnh mạch chân, các tĩnh mạch trở nên căng phồng, giãn to và ngoằn nghèo và có thể giãn đến 10mm gây cảm giác đau nhức khó chịu.

Giai đoạn bệnh trở nặng

Ở giai đoạn bệnh giãn tĩnh mạch chân đã trở nặng, khiến toàn bộ hệ tĩnh mạch của bị giãn rất to, gây ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng phần da chân bên dưới, dẫn tới tình trạng viêm loét. Ban đầu, hiện tượng loét chân này có thể tự lành nhưng dần dần về sau thì sẽ không, thậm chí các vết loét còn bị nhiễm trùng và khó điều trị.

Bệnh còn nguy hiểm hơn nếu các cục thuyên tắc tách khỏi tĩnh mạch và di chuyển về tim, làm động mạch phổi bị tắc nghẽn và bệnh nhân có thể nguy cơ tử vong rất cao.

Bệnh giãn tĩnh mạch chân hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng cách do vị trí ở chân nên ít được chú ý hơn so với các vị trí khác. Tuy nhiên cần nhận biết rõ các triệu chứng của bệnh để kịp thời có các biện pháp thích hợp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …