Y sĩ đa khoa là một phần quan trọng không thể thiếu đối với một hệ thống chăm sóc sức khỏe. Vậy công việc, lợi ích và kỹ năng cần có của một Y sĩ đa khoa như thế nào?
Y sĩ đa khoa là người làm công tác trợ giúp bác sĩ tại các văn phòng y tế và các bệnh viện, phòng khám. Y sĩ đa khoa có thể học tiếp để lấy bằng Bác sĩ đa khoa. Nghề Y sĩ đa khoa hiện nay được lựa chọn bởi rất nhiều bạn trẻ và là lựa chọn “sáng suốt” cho các bạn muốn học tập và làm việc trong nhóm ngành Y tế do dễ dàng xin việc và có cơ hội rộng mở.
1, Những lợi ích từ ngành Y sĩ
- Trong các cơ sở Y tế, bệnh viện, phòng khám, Bác sĩ được coi là bộ phận chủ chốt thì các Y sĩ, Y tá được coi là những mắt xích để tạo ra một hệ thống hoạt động trơn tru, bền vững. Những mắt xích này góp phần tạo nên sự thành công của mỗi ca phẫu thuật hay điều trị của Bác sĩ.
- Y sĩ đa khoa có thể làm việc trong những lĩnh vực khác nhau của bệnh viện, trạm Y tế, văn phòng nha khoa, phòng khám, Y khoa tư nhân hoặc bất kỳ cơ sở nào có cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Theo Cục Thống kê Bộ Lao động Mỹ, từ 2010 đến 2018, số lượng công việc Y sĩ sẽ tăng lên 34%.
- Làm việc trong lĩnh vực Y tế mang đến cho Y sĩ một cơ hội công việc ổn định hớn so với các ngành nghề khác. Y sĩ có thể liên thông lên Bác sĩ hoặc Cử nhân Điều dưỡng khi đủ điều kiện của Bộ Giáo dục và Bộ Y tế.
- Y sĩ có thể trở thành người quản lý văn phòng trong một cơ sở chăm sóc sức khỏe. Mức lương trung bình của một Y sĩ trong khoảng 20 – 50 triệu đồng.
2, Mô tả công việc của Y sĩ
- Khám và chữa bệnh thông thường trong phạm vi quy định của phân tuyến kỹ thuật.
- Trợ giúp Bác sỹ trong khám chữa bệnh và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân tại Trạm Y tế.
- Phát hiện và xử lý ban đầu với một số bệnh cấp cứu và các vết thương phổ biến.
- Tham gia sơ cứu các ca cấp cứu tai nạn và thảm họa không mong muốn xảy ra tại địa phương.
- Am hiểu những kiến thức cơ bản về chẩn đoán và điều trị các bệnh thường gặp theo Y học cổ truyền (YHCT), phương pháp điều trị những cơ bản bằng YHCT tại tuyến cơ sở, bằng thuốc nam, châm cứu, xoa bóp và tập luyện dưỡng sinh.
- Hướng dẫn người dân sử dụng thuốc hợp lý và an toàn.
- Tham gia các hoạt động chuyên môn, tư vấn và cung cấp các dịch vụ về kế hoạch hóa gia đình, sức khoẻ sinh sản.
- Hướng dẫn và tư vấn cho người dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh.
- Chăm sóc và hướng dẫn phục hồi chức năng cho người bị tàn tật, thương tật tại cộng đồng.
- Phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh, gây dịch tại cộng đồng; đề xuất và tham gia các biện pháp giải quyết; báo cáo kịp thời khi có dịch.
- Quản lý, theo dõi, chăm sóc các bệnh nhân mắc bệnh xã hội, bệnh mạn tính tại cơ sở Y tế, tại nhà.
- Tham gia lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng, gia đình và cá nhân tại địa phương.
- Tham gia công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ, tư vấn cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng về các vấn đề sức khoẻ.
- Thực hiện các chương trình Y tế tại địa phương.
- Tham gia hướng dẫn, huấn luyện nhân viên, học sinh Y tế thực tập tại đơn vị.
- Tham gia công tác hành chính, quản lý và bảo quản thuốc, dụng cụ, trang thiết bị Y tế của Trạm Y tế.
- Thực hiện Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các quy định về chuyên môn của Bộ Y tế.
3, Các kỹ năng cơ bản cần có của Y sĩ
Về kiến thức:
- Hiểu được cấu tạo, hoạt động và các chức năng chủ yếu của cơ thể người, có kiến thức và kĩ năng về chuyên môn vững vàng.
- Hiểu được sự tác động qua lại giữa môi trường sống đối với sức khoẻ con người, các phương pháp duy trì và nâng cao chất lượng sống, Các biện pháp bảo vệ và duy trì môi trường sống.
- Hiểu được những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng tránh một số bệnh thường gặp.
Về kỹ năng:
- Thăm, khám và tổ chức điều trị một số chứng bệnh thông thường.
- Phát hiện, xử lý ban đầu các trường hợp cấp cứu thường gặp tại tuyến y tế cơ sở trước khi chuyển tuyến cao hơn.
- Chuyển tuyến trên kịp thời các bệnh hoặc các ca cấp cứu vượt qua năng lực giải quyết ở tuyến y tế địa phương.
- Kĩ năng tin học văn phòng, sử dụng máy tính và các trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ làm việc.
- Có kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành và tiếng Anh giao tiếp.
4, Trường Trung cấp Y khoa Pasteur đào tạo Trung cấp Y sĩ đa khoa
Để trở thành Y sĩ bắt buộc phải được đào tạo tại các Trường thuộc hệ thống giáo dục Quốc gia như Trường Trung cấp Y khoa Pasteur, Trung cấp Y tế Hà Nội... Những người tốt nghiệp THCS trở lên đều có thể trở thành Y sĩ.
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur đào tạo song bằng miễn giảm 100% với văn bằng thứ 2: Y sĩ đa khoa kết hợp Trung cấp Dược, Y sĩ Y học cổ truyền, Điều dưỡng đa khoa, Kỹ thuật Phục hình răng, Kỹ thuật hình ảnh Y học, Kỹ thuật xét nghiệm, Kỹ thuật vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, Trung cấp hộ sinh.
Về địa điểm học: Rất thuận lợi, cơ sở đào tạo nhà trường rất rộng rãi với đầy đủ các phòng học, phòng thực hành được trang bị hiện đại. Mặt khác địa điểm trường thuận tiện cho đi lại do nằm tại trung tâm thành phố. Gần bến xe thuận tiện cho việc đi lại của sinh viên.
Về thực tập thực tế: Nhà trường có liên hệ để sinh viên theo học trung cấp Y sĩ đa khoa có điều kiện thực tập tại bệnh viện lớn tại Hà Nội đó là bệnh viện đa khoa Hà Đông.
5, Địa chỉ Trường Trung cấp Y khoa Pasteur
Địa chỉ Trường Trung cấp Y khoa Pasteur: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở).
Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Tham khảo: Học Trung cấp Y Dược ngay khi tốt nghiệp THCS lớp 9