Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Những Thói Quen Xấu Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Răng Miệng Của Trẻ

Những Thói Quen Xấu Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Răng Miệng Của Trẻ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

18/04/2016 473 Lượt xem

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nhiều thói quen mà các bậc phụ huynh để ý ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, nguy hiểm hơn nó có thể dẫn đến các bệnh răng miệng. Hiệp hội Nha khoa khuyến cáo các bố mẹ loại bỏ những hành vi không đáng có sau.

be ngam num vu gia

Ngậm núm vú giả khiến hàm hàm, cơ mặt của trẻ biến dạng

1/ Thói quen ngậm núm vú giả của bé

Mút tay hay ngậm núm vú là một trong những tật xấu gây hại cho răng mà trẻ thường hay mắc phải. Tuy không gây sâu răng nhưng mút tay hay ngậm núm vú giả có thể dẫn tới răng trẻ bị hô sau này.

Hiệp hội Sức khỏe bà mẹ trẻ em Hoa Kỳ khuyên chỉ nên cho bé dùng núm vú giả khi trẻ được trên 1 tháng tuổi, tức là sau khi việc bú mẹ đã trở nên ổn định.Không nên cho trẻ ngậm núm vú giả ngay sau khi chào đời, hãy chờ đợi khi bạn đã thiết lập một chế độ bú đều đặn cho trẻ.

Cha mẹ thường cho trẻ ngậm núm vú giả vì nghĩ đơn giản rằng, trẻ sẽ đỡ quấy khóc, không mút tay, đỡ mất vệ sinh. Nhưng ít người biết rằng, nếu trẻ ngậm núm vú giả thường xuyên trong thời gian dài sẽ gây nên các vấn đề về sức khỏe răng miệng làm hàm răng của trẻ bị biến dạng, rất dễ bị những phát triển bất thường về hàm, cơ mặt, cung răng và lưỡi.

Cũng giống như mút ngón cái, thói quen ngậm núm vú giả có thể khiến hàm trên và hàm dưới của trẻ không khớp nhau khi cắn . Khi mút núm vú giả vào miệng, sẽ tạo lực ép vào hàm, trẻ mút nhiều, liên tục trong thời gian dài càng làm cho hàm chịu áp lực ép mạnh và lâu, sẽ làm cho răng và xương hàm phát triển lệch lạc. Hậu quả sẽ ảnh hưởng đến cấu tạo của hàm trên và hàm dưới, trẻ sẽ bị hô , hàm trên phát triển nhô ra phía trước, hàm dưới thụt vào. Ngoài ra do hàm không phát triển ra hai bên được, trẻ con có thể bị hẹp hàm.

2/ Thói quen thở bằng miệng:

kieu-tho-cua-tre

Thở bằng miệng có thể gây sai vị trí răng ở trẻ

Một trong những nguyên nhân gây sai vị trí răng ở trẻ nữa là thở bằng miệng . Trẻ thở bằng đường miệng có thể do đường mũi bị cản trở, do có thói quen thở miệng, hoặc trẻ thở bằng mũi, nhưng do môi trên quá ngắn nên miệng vẫn hở khi thở mũi, khiến trẻ không thở bằng đường mũi được mà phải thở bằng đường miệng. Thường gặp ở những trẻ có vấn đề về đường hô hấp trên, gây khó thở, như viêm mũi, sưng amiđan , polip, vẹo vách mũi. Cách thở này làm cho trẻ bị hô và viêm họng.

Nếu trẻ thở bằng miệng mà nguyên nhân do các bệnh về mũi thì phải cho trẻ đi khám ngay để điều trị. Nếu nguyên nhân về mũi không còn mà trẻ vẫn có thói quen thở bằng miệng thì có thể dùng băng gạc băng cằm trẻ lại để trẻ không há miệng ra thở được mà phải tập thở bằng mũi.

3/ Thói quen chống cằm và mút môi trên:

tat-chong-cam

Những tật xấu khác như chống cằm, tật cắn môi… thường xảy ra khi trẻ đã lớn hơn, Nhiều trẻ thường hay có thói quen chống tay vào cằm hoặc dùng răng cửa dưới cắn môi trên, thói quen này không gây xô lệch răng một cách đáng kể ngay tức thì nhưng nếu kéo dài có thể gây hô hàm dưới tức là hàm dưới đưa ra hàm trên thụt vào , điều này dẫn tới trẻ bị móm.

Cha mẹ có thể có thể đặt ra một mức phạt thích hợp hay áp dụng những biện pháp nghiêm khắc nếu trẻ còn tái diễn…

4/ Thói quen cắn móng tay và gặm bút ở trẻ

can mong tay

Cắn móng tay không chi mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng sức khỏe răng miệng

Có những tật xấu ở trẻ, nếu để lâu ngày sẽ tạo thành thói quen khó chữa. Điển hình cho những thói quen xấu này đó là tật cắn móng tay, không chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ mà còn gây hại cho sức khỏe răng miệng nữa.

Các thói quen cắn móng tay, gặm bút , cắn các vật cứng rất có hại vì sẽ làm cho răng trẻ bị mòn, dễ rạn nứt, mẻ, ê , đau răng và giảm độ ngon miệng khi ăn uống lâu ngày còn có thể làm chết tủy răng và dễ có nguy cơ bị sưng tấy hay nhiễm trùng phần da xung quanh móng gây mất vệ sinh hay dễ nhiễm các bệnh giun sán.

Việc cắn móng tay có thể là do tâm lý hay do thói quen và trẻ làm việc này một cách không ý thức. Cha mẹ tránh la mắng, phạt trẻ vì có thể làm cho tật xấu càng phát triển hơn. Cha mẹ cần giải thích cho trẻ một cách nhẹ nhàng , xây dựng ý thức từ bỏ thói xấu này ở trẻ và nhắc nhở khi trẻ quên cho vào miệng, cha mẹ tìm cách lôi cuốn con trẻ vào những chú ý mới như những trò chơi khác cần sử dụng tay để trẻ không có cơ hội cắn móng tay.

6/ Dùng tăm xỉa răng.

nguy-hai-khon-luong-khi-dung-tam-xia-rang

Tránh dùng tăm xỉa răng với động tác “xỉa”quá mạnh , đặc biệt là chọc xuyên tăm qua kẽ răng vì nếu dùng các vật nhọn xỉa răng thường xuyên, có thể làm trẻ bị mòn răng, tổn thương, nhiễm trùng nướu và sẽ làm hở kẽ răng ngày càng rộng ra thêm tạo cơ hội mắc thức ăn nhiều và dễ dàng hơn.

Để loại sạch mảng bám trẻ nên chải răng bằng bàn chải, làm sạch kẽ răng bằng chỉ tơ nha khoa. Chỉ cho trẻ xỉa răng khi thật cần thiết như khi bị thịt, thức ăn mắc vào răng. Nên cho trẻ dùng tăm xỉa răng đầu nhỏ vừa với kẽ răng và tương đối mềm để không gây tổn thương nướu.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …