Đau tủy răng gây cảm giác khó chịu và khiến bạn khó ăn uống. Nha sĩ giải thích nguyên nhân vì sao để có biện pháp khắc phục hợp lý
- Nha sĩ giải thích nguyên nhân tại sao hôi miệng?
- Nha sĩ nói gì về sức khỏe của bạn qua hàm răng
- Điều dưỡng viên giới thiệu chế độ ăn cho người béo phì
Tủy răng là một mạng lưới mạch máu và dây thần kinh có nhiệm vụ then chốt là nuôi sống những chiếc răng của chúng ta. Tủy răng rất quan trọng, là “cơ quan đầu não” của răng được bảo vệ kiên cố bên trong ngà răng và men răng.
Tủy răng không dễ dàng bị viêm, chỉ khi các lớp bảo vệ kia bị vỡ, rạn nứt làm lộ tủy răng, từ đó vi khuẩn mới xâm nhập được đến tủy răng. Vi khuẩn sẽ tấn công bằng hai đường là xâm nhập từ lỗ Sâu răng hoặc từ chóp răng do viêm nha chu gây nên.
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi chúng ta làm tổn thương răng như mài mòn răng do đánh răng quá mạnh bằng bàn chải cứng hoặc ăn đồ dai cứng lâu ngày, thói quen xấu dùng răng mở nắp chai, cắn vật cứng đều dễ dàng làm rạn nứt bề mặt răng. Một nguyên nhân viêm tủy khác là do các bệnh răng miệng như sâu răng, răng bị chấn thương, răng dị hình, viêm quanh răng…
Khi bị viêm tủy, ban đầu những cơn đau chỉ thoáng qua vài phút. Nếu ăn đồ ăn nóng, lạnh, chua, răng bị kích thích sẽ đau hơn nữa. Khi đến giai đoạn viêm tủy cấp tính thì cơn đau dữ dội từng cơn, đặc biệt vào ban đêm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Viêm tủy răng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tủy bị hoại tử, răng bị đổi màu sậm hơn và việc điều trị sẽ phức tạp hơn nhiều.
Việc điều trị viêm tủy răng có thể đơn giản hoặc rất phức tạp tùy thuộc vào tình trạng viêm và cấu trúc răng, có thể chụp X-quang để biết tình trạng mỗi bệnh nhân. Điều đáng mừng là viêm tủy nếu phát hiện sớm có thể điều trị đơn giản và tủy răng có thể hồi phục được. Vì vậy ngay khi vừa xuất hiện những cơn đau lạ bạn nên đến nha sỹ kiểm tra nhé!