Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Tìm hiểu hội chứng che phủ – muggy ở trẻ nhỏ là gì?

Tìm hiểu hội chứng che phủ – muggy ở trẻ nhỏ là gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

10/03/2021 13 Lượt xem

Khi thời tiết bắt đầu chuyển sang lạnh, các ông bố bà mẹ lại lo lắng về việc giữ ấm cho con, nhất là đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Thậm chí, nhiều người còn quá mức lo lắng nên đã mặc 4-5 lớp áo vì sợ con bị lạnh. Thế nhưng, vô tình điều này lại làm trẻ dễ mắc hội chứng che phủ – muggy.

Hội chứng muggy

Hội chứng che phủ – muggy là gì?

Theo các Bác sĩ Trung cấp Dược Hà Nội cho biết: Hội chứng muggy hay còn gọi là hội chứng che phủ, “Muggy Syndrome” là tên tiếng Anh của hội chứng này, trong đó chữ Muggy có nghĩa là nóng ẩm, ngộp, hay ngột ngạt; do các bà mẹ lo lắng con bị lạnh nên bao bọc mặc quần áo quá nhiều.Đây là hội chứng thường xuyên  xảy ra vào mùa lạnh và thường gặp ở những trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi.

Vào những ngày trời trở lạnh, mặc một bộ quần áo thì bố mẹ lại sợ con bị lạnh, dễ cảm lạnh nên thường mặc rất nhiều quần áo vào người con. Thế nhưng, việc ủ ấm quá lâu hoặc để trẻ ngạt thở quá lâu có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy, sốt cao, vã mồ hôi, mất nước, co giật, hôn mê và suy hô hấp, tuần hoàn. Thậm chí, trường hợp nặng trẻ còn có thể dẫn đến tử vong, nhiều trẻ còn dễ để lại di chứng thần kinh nặng nề.

Những biểu hiện của hội chứng che phủ – muggy ở trẻ?

Nếu như trẻ xuất hiện một số biểu hiện sau thì bố mẹ nên kiểm tra kỹ vì trẻ có thể đang mắc hội chứng che phủ-muggy và cần phải xử lý kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:

– Có tiền sử rõ ràng về việc bị che phủ, ủ ấm. Chẳng hạn như ôm em bé, cho bé mặc quá nhiều áo, hoặc quấn chăn mền quá chặt, nhiệt độ trong phòng quá cao…

– Nếu trẻ có sức khỏe tốt thì trước khi phát bệnh trẻ thường khởi phát sốt cao, nhiệt độ cơ thể lên đến 41-43 độ C, toàn thân vã mồ hôi, ướt đẫm quần áo. Kèm theo đó là đầu tỏa ra nhiều hơi nước nóng, thân nhiệt có thể giảm hoặc không tăng sau khi vã mồ hôi. Và toàn thân trẻ bị ê ẩm, thậm chí không cử động được, không ăn uống được.

– Trẻ cũng có thể xuất hiện tình trạng có nước da, môi tím, thở nhanh hoặc không đều, một vài trường hợp trẻ còn có thể bị ngừng thở tạm thời. Nếu trẻ sẽ bị co giật và trong trường hợp nghiêm trọng thì có thể dẫn đến  bất tỉnh.

vô tình điều này lại làm trẻ dễ mắc hội chứng che phủ - muggy

Làm thế nào để ngăn ngừa hội chứng che phủ – muggy ở trẻ?

Vào trời lạnh, mặc quần áo cho trẻ phải đảm bảo giữ ấm cổ và gáy, số lượng quần áo tăng lên từ từ để trẻ thích nghi và tăng khả năng chịu lạnh, nếu thấy trẻ đổ mồ hôi thì cần giảm bớt để tránh hội chứng Muggy.

Ban đêm, khi ngủ cần giữ ấm cho trẻ theo nguyên tắc 4 vị trí gồm cổ, ngực, bụng và chân. Da chân của trẻ có nhiều đầu mút thần kinh, là nơi rất nhạy cảm với thế giới bên ngoài, nên cần giữ ấm chân cho trẻ khi đi ngủ.

Thời tiết giao mùa, trở lạnh làm cho trẻ em ít hoạt động, nhu cầu năng lượng giảm nên trẻ sẽ biếng ăn hơn một chút, trong khi các mẹ lại muốn con ăn thật nhiều để bồi bổ. Khi đường ruột bị tăng gánh đột ngột cộng với việc vận động ngoài trời thiếu khoa học sẽ khiến sức đề kháng của trẻ yếu đi, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, chân tay miệng có cơ hội phát triển.

Không quấn quá chặt quần áo khi ra ngoài, chú ý lưu thông không khí, thông thoáng khi đi xe cho trẻ. Cho bé ăn mặc cẩn thận, chỉ đủ ấm là được: mặc đồ lót bằng vải cotton thoáng khí trong cùng, mặc áo len ấm ở giữa và lựa chọn áo khoác ngoài cùng bằng cotton hoặc áo khoác tùy theo thời tiết.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …