Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Nguyên nhân nào thường gây nên bệnh thấp khớp?

Nguyên nhân nào thường gây nên bệnh thấp khớp?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

21/01/2022 15 Lượt xem

Bệnh thấp khớp là một trong những bệnh lý thường gặp và ngày càng phổ biến trong xã hội. Bệnh lý thấp khớp không chỉ gây ra những cơn đau nhức mà còn hạn chế khả năng vận động và trực tiếp gây suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bệnh thấp khớp

Những nguyên nhân nào thường gây bệnh thấp khớp?

 Theo chia sẻ từ Giảng viên Trung cấp Y Dược Hà Nội, bệnh thấp khớp còn được gọi là bệnh viêm khớp dạng thấp, thường xuất hiện khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn.

Bệnh thấp khớp con do một số yếu tố nguy cơ sẽ thúc đẩy bệnh như sau:

  • Do yếu tố tuổi tác: Khi tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn.
  • Do yếu tố nhiễm khuẩn: Sẽ gây phá hủy sụn và khớp xương và lâu ngày khiến cho xương khớp dễ bị biến dạng.
  • Những người có lối sống không lành mạnh, thường xuyên bị stress, do nghỉ ngơi không hợp lý, bị thừa cân hoặc sử dụng thuốc lá,… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Mặc dù bệnh lý này thường gặp nhiều ở người già và phụ nữ hơn nam giới, tuy nhiên ai cũng cũng có thể mắc phải căn bệnh thấp khớp này.

Tìm hiểu các triệu chứng của bệnh thấp khớp

Theo các Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết, bệnh thấp khớp thường gây đau, sưng và cứng tại các khớp xương. Tình trạng đau có thể cùng lúc ở nhiều khớp hoặc có tính chất đối xứng ví dụ như: Khi một đầu gối hoặc bàn tay bị thấp khớp thì đầu gối hoặc bàn tay còn lại cũng sẽ bị đau tương tự.

Những biểu hiện của bệnh thấp khớp thường gặp bao gồm:

  • Người bệnh gặp phải tình trạng cứng khớp, xảy ra vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc có thể chỉ kéo dài 1 – 2 tiếng hoặc cả ngày.
  • Khi mắc bệnh khớp bị đau, sưng và nóng.
  • Bị biến dạng khớp, tê liệt cơ do không điều trị bệnh sớm.
  • Người bệnh cảm thấy cơ thể mệt mỏi, sút cân có thể bị sốt, sức khỏe suy giảm.

Đặc biệt các khớp nhỏ như: khớp ngón tay, khớp bàn tay, khớp bàn chân, khớp ngón chân thường bị ảnh hưởng đầu tiên. Khi bệnh chuyển biến nặng hơn, các cơn đau sẽ lan sang khớp lớn như: khớp khuỷu tay, khớp vai, khớp hông, khớp đầu gối, khớp cổ tay, khớp mắt cá chân. Ngoài ra, các bộ phận: mắt, da, tim, phổi, thận, mô thần kinh… cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh thấp khớp.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …