Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Bệnh nhân bị mất ngủ được phân loại thành những dạng nào?

Bệnh nhân bị mất ngủ được phân loại thành những dạng nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

20/07/2021 22 Lượt xem

Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 7 giờ đồng hồ để ngủ. Thiếu ngủ hay mất ngủ lâu dài đều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy tình tràn này được phân loại thành những dạng nào?

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ

Mất ngủ là gì?

Các bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể bởi giấc ngủ giúp cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.

Một người bình thường có thời gian ngủ trung bình khoảng 7 – 8 giờ mỗi đêm, hoặc có thể dao động từ 4 – 11 giờ.

Một giấc ngủ có chất lượng là phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: đủ giờ, đủ sâu và quan trọng là cảm thấy khoẻ khoắn, tỉnh táo khi thức dậy…

Mất ngủ có nhiều dạng bao gồm: Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thức dậy nhiều lần trong khi ngủ.

Dấu hiệu của bệnh mất ngủ như thế nào?

Những dấu hiệu của căn bệnh mất ngủ được biểu hiện nhờ các triệu chứng lâm sàng đặc trưng như:

  • Thao thức, trằn trọc mãi không ngủ được, khó có thể đi vào giấc ngủ ban đêm.
  • Giấc ngủ thường xuyên ngắt quãng, đứt đoạn, chập chờn, không được ngủ sâu.
  • Thường tỉnh dậy nhiều lần vào nửa đêm và rất khó để có thể ngủ lại được.
  • Tỉnh dậy từ rất sớm mà không cần tác nhân bên ngoài như có tiếng người gọi hay báo thức,
  • Sau khi ngủ dậy thì có cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
  • Hay bị tiểu đêm, tiểu nhiều lần làm chất lượng giấc ngủ giảm đi rất nhiều.

Phân loại mất ngủ như thế nào?

Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, mất ngủ được chia thành hai loại là mất ngủ nguyên phát và mất ngủ thứ phát.

Mất ngủ nguyên phát (Primary insomnia)

Bao gồm 3 dạng:

  • Không được xác định rõ nguyên nhân: có thể xuất được phát từ thời thơ ấu không được biết đến lý do chính xác.
  • Tâm sinh lý: do những bất thường xảy ra trong khả năng thích ứng với hoàn cảnh.
  • Nghịch lý: cho dù kết quả thử nghiệm được nhận định là bệnh nhân ngủ ngon nhưng khi người bệnh thức dậy thì vẫn có cảm giác thấy mình mệt mỏi như bị mất ngủ.

Mất ngủ thứ phát (Secondary)

  • Mất ngủ thuộc loại này thường được bắt nguồn từ những lý do bên ngoài tác động gây ra.
  • Giảm hoặc thiếu khả năng giải quyết vấn đề đang là vấn đề làm lo nghĩ.
  • Do thói quen sinh hoạt: ăn khuya, chà răng trước khi ngủ, hay làm đêm, nghe nhạc ồn khi đang ngủ, sử dụng chất kích thích, sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, ăn nhiều hoặc ăn đồ ăn khó tiêu.
  • Mắc bệnh tâm thần (trầm cảm).
  • Mắc bệnh về thể chất: cảm thấy đau, mỏi, tê, ngứa ngáy,…gây khó ngủ, mất ngủ.
  • Lạm dụng thuốc hay hóa chất kích thích: cà phê, thuốc ngủ, trà.

Nguyên nhân gây mất ngủ là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng của giấc ngủ gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khó ngủ:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ. Một số bệnh về tinh thần như lo âu, trầm cảm… có thể gây mất ngủ. Ngay cả khi bạn có sức khỏe tốt, những thói quen hàng ngày của bạn cũng có thể dẫn đến mất ngủ.

Một số nguyên nhân phổ biến của chứng mất ngủ mãn tính bao gồm:

  • Stress

Những vấn đề đáng quan tâm trong cuộc sống của bạn như học hành, công việc, sức khỏe hoặc chuyện gia đình có thể làm cho tâm trí bạn luôn hoạt động, dẫn đến việc mất ngủ.

  • Lo lắng

Lo lắng góp phần vào tình trạng mất ngủ vì nó có thể phá vỡ giấc ngủ của bạn.

  • Thói quen ngủ không tốt

Thói quen ngủ không tốt có nghĩa là bạn đi ngủ thất thường, chơi game hay làm một số hoạt động thể chất kích thích ngay trước khi đi ngủ, môi trường ngủ không thoải mái, sử dụng giường của bạn cho các hoạt động khác như làm việc, ăn uống hoặc xem TV…

  • Caffeine, nicotine và rượu

Dùng những đồ uống như vậy lúc chiều tối có thể làm cho bạn không thể ngủ vào ban đêm vì nicotine ảnh hưởng đến não bộ của bạn. Rượu ngăn bạn đi sâu vào giấc ngủ và thường làm cho bạn thức dậy vào giữa đêm.

  • Ăn quá nhiều vào buổi tối

Nguyên nhân này làm cho bạn cảm thấy khó chịu trong người khi nằm xuống, gây khó khăn để ngủ. Bạn cũng có thể bị ợ chua, trào ngược axit và thức ăn từ dạ dày vào thực quản. Những điều này có thể làm cho bạn không ngủ được.

  • Bệnh lý

Các bệnh mà bạn đang mắc phải cũng có thể là yếu tố gây ra chứng mất ngủ, chẳng hạn như đau mãn tính (đau cơ xơ hóa và viêm khớp), khó thở (GERD và ợ nóng), tiểu đường, tiểu đêm, hen suyễn, bệnh tim, ngưng thở khi ngủ…

  • Thuốc

Một số loại thuốc có thể gây mất ngủ, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị bệnh hen suyễn hoặc huyết áp. Nhiều loại thuốc không kê đơn (một số loại thuốc giảm đau, thuốc trị dị ứng, cảm lạnh và các sản phẩm giảm cân) có chứa caffeine và các chất kích thích khác có thể làm gián đoạn giấc ngủ.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …