Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Tìm hiểu nguyên nhân của bệnh lý tê bì chân tay là gì?

Tìm hiểu nguyên nhân của bệnh lý tê bì chân tay là gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

21/02/2020 29 Lượt xem

Tê bì chân tay là hội chứng phổ biến nhất trong các bệnh thần kinh, gặp ở nhiều đối tượng, từ người già đến người trẻ. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Bệnh tê bì do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên

Bệnh tê bì do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên

NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH LÝ TÊ BÌ CHÂN TAY LÀ GÌ?

Có nhiều nguyên nhân gây tê bì chân tay. Trong đó, phần lớn đến từ các bệnh lý sau:

  • Thoát vị đĩa đệm: Các đĩa đệm bị thoát vị ra ngoài bao xơ, chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê tay, tê chân. Đây là một trong các triệu chứng điển hình của căn bệnh này. Các bạn có thể tìm hiểu rõ hơn tại triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
  • Viêm khớp, thoái hóa khớp: Khớp tay, khớp gối, khớp chân bị thoái hóa, viêm nhiễm, tổn thương, là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến vận động. Đây cũng là nguyên nhân gây tê bì chân tay khá phổ biến.
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa: Tiểu đường, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì là các bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp. Bệnh sẽ khiến khổ chủ mất dần cảm giác ở chân, tay. Bệnh càng nặng thì triệu chứng tê chân tay càng nhiều.
  • Cao huyết áp: Gây tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh cũng gây ra chứng tê nhức chân tay.
  • Hẹp ống sống: Căn bệnh bẩm sinh khiến cột sống bị biến dạng này khiến cho các rễ thần kinh chạy qua chân, tay bị chèn ép gây tê bì chân tay. Để lâu có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
  • Đa xơ cơ: Căn bệnh rối loạn tự miễn này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương gây co thắt cơ bắp, tê tay chân, mệt mỏi.
  • Viêm đa rễ thần kinh gây rối loạn cảm giác và hạn chế vận động.
  • Hội chứng ống cổ tay gây rối loạn và tê liệt dây thần kinh cảm giác.

Ngoài tê bì chân tay là bệnh gì, còn rất nhiều nguyên nhân không phải bệnh lý có thể gây ra chứng tê chân tay. Đó có thể là:

  • Do thiếu vitamin nhóm B đặc biệt là vitamin B1, B12, thiếu canxi, kali khiến cơ thể gầy yếu, thể lực kém, chán ăn, hay bị tê chân tay.
  • Do nhiễm độc thạch tín, thủy ngân.
  • Ngộ độc rượu.
  • Tê bì chân tay khi thay đổi thời tiết.
  • Ngoài ra, đứng quá lâu, ngồi quá lâu, ngồi xổm, ngồi vắt chân hay các tư thế khiến cho máu khó lưu thông cũng khiến cho tay chân bị tê.

Những triệu chứng khi bị tê bì chân tay

Những triệu chứng khi bị tê bì chân tay

TRIỆU CHỨNG BỆNH TÊ TAY CHÂN NHƯ THẾ NÀO?

Đau nhức, mỏi cơ: Những cơn đau mỏi dai dẳng xảy ra ở các khớp xương là triệu chứng đầu tiên của chứng bệnh này. Kèm theo đó là các dấu hiệu mỏi cơ, khiến mọi hoạt động đều trở nên uể oải, mệt mỏi.

Chuột rút: Hiện tượng chuột rút diễn ra thường xuyên tại các vị trí phổ biến là bắp chân, bàn chân. Đặc biệt là hiện tượng tê bì chân tay khi ngủ cũng thường xảy ra.

Mất cảm giác, tê nhức tay chân: Khi triệu chứng tê xảy ra trong khoảng thời gian dài, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng tê buốt như kim châm, với tần suất nhiều và thời gian lâu kéo dài hơn. Thậm chí, bệnh nhân có thể mất toàn bộ cảm giác và khả năng hoạt động, di chuyển.

ĐIỀU TRỊ TÊ BÌ CHÂN TAY CÓ KHÓ KHÔNG?

Theo giảng viên Trung cấp Dược Hà Nội cho biết: Tùy vào từng trường hợp cũng như thể trạng của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Điều trị bằng tây y và thuốc nam là hai phương pháp chữa tê bì chân tay phổ biến nhất. Mỗi cách chữa đều có những ưu nhược điểm riêng.

BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA TÊ BÌ CHÂN TAY

Chữa tê chân tay bằng lá lốt

Chuẩn bị:

  • 30g lá lốt
  • 30g cỏ xước
  • 30g chìa vôi
  • 30g dền gai
  • 30g cỏ ngươi

Rửa sạch các vị thuốc và đun cùng 2 lít nước đến khi chỉ còn khoảng 1,5 lít thì dừng. Để nguội uống hàng ngày.

Chữa bệnh tê tay chân bằng ngải cứu

Lấy 500g ngải cứu giã nát cùng 1 nắm muối hột. Đem đi sao nóng, rồi dùng một mảnh vải mỏng để đắp lên vùng bị tê tê tay chân trong khoảng 20 phút.

Thuốc trị tê tay chân từ cỏ xước

Cỏ xước phơi khô rồi băm nhỏ. Mỗi ngày dùng khoảng 20g cỏ xước đun nước uống thay nước lọc.

Khi thường xuyên bị tê bì chân tay, và không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi đã thử điều trị tại nhà. Người bệnh nên đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …