Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Những thông tin bạn cần biết về bệnh máu khó đông

Những thông tin bạn cần biết về bệnh máu khó đông

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

01/09/2021 6 Lượt xem

Máu khó đông là một rối loạn hiếm gặp, khiến máu của người bệnh không đông lại, người mắc bệnh này thường rất khó cầm máu sau khi bị chấn thương so với người bình thường

Máu khó đông là bệnh gì?

Bệnh máu không đông  hay còn gọi là bệnh Hemophilia là một rối loạn hiếm gặp, xảy ra do thiếu yếu tố đông máu trong chuỗi 12 yếu tố giúp đông máu khiến cho máu của người bệnh không đông lại như bình thường và có thể bị chảy máu trong thời gian dài, khó cầm máu hơn sau khi bị chấn thương.

Những vết thương nhỏ thường có thể không là vấn đề lớn nhưng nếu chảy máu sâu bên trong cơ thể, đặc biệt là ở đầu gối, mắt cá chân và khuỷu tay thì hết sức nguy hiểm vì có thể làm hỏng các cơ quan và mô của người bệnh, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Hemophilia là một rối loạn về di truyền nên việc điều trị bao gồm bổ sung các yếu tố đông máu thường xuyên để giúp người bệnh đông máu mỗi khi bị thương.

Nguyên nhân gây bệnh máu khó đông là do đâu?

Khi bị chảy máu, thông thường các tế bào máu sẽ được gộp lại với nhau để tạo thành cục máu đông để giúp cầm máu. Đông máu là một quá trình được kích hoạt bởi nhiều yếu tố  và nguyên nhân máu khó đông Hemophilia xảy ra khi một trong những yếu tố đông máu này bị thiếu.

Bệnh Hemophilia đưuọc chia thành nhiều loại và phần lớn các dạng đều được di truyền. Tuy nhiên, khoảng 30% trường hợp người mắc bệnh máu khó đông không có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn này. Theo các chuyên gia y tế, những người này do đột biến tự phát xảy ra ở gen liên quan đến bệnh máu khó đông.

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết bệnh máu khó đông là một tình trạng hiếm gặp, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công các yếu tố đông máu:

  • Mang thai
  • Bệnh tự miễn
  • Ung thư
  • Đa xơ cứng (Multiple sclerosis)
  • Di truyền Hemophilia

Trong các loại phổ biến nhất của bệnh Hemophilia, nhiễm sắc thể X mang gen bị lỗi. Ở người có hai nhiễm sắc thể giới tính, một nhận từ cha và một nhận được từ mẹ. Con gái nhận một nhiễm sắc thể X từ mẹ và một nhiễm sắc thể X từ cha, con trai nhận một nhiễm sắc thể X từ mẹ và một nhiễm sắc thể Y từ cha. Điều này có nghĩa là bệnh Hemophilia phần lớn chỉ xảy ra ở các bé trai và được truyền từ mẹ sang con thông qua một trong các gen của mẹ.

Hầu hết phụ nữ có gen khiếm khuyết chỉ đơn giản là người mang gen bệnh và thường không xuất hiện triệu chứng của bệnh máu khó đông. Trong một số trường hợp người mang gen bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng chảy máu nếu các yếu tố đông máu của họ giảm vừa phải.

Triệu chứng thường gặp của bệnh máu khó đông là gì?

Tùy thuộc vào mức độ các yếu tố đông máu bị thiếu mà các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh máu khó đông rất khác nhau. Nếu thiếu yếu tố đông máu ở mức độ nhẹ, người bệnh thường chỉ bị khó đông máu sau phẫu thuật hoặc chấn thương. Trường hợp thiếu hụt nghiêm trọng, người bệnh có thể bị chảy máu tự phát với các triệu chứng:

  • Chảy máu không rõ nguyên nhân và máu chảy nhiều do vết cắt hoặc sau chấn thương, sau phẫu thuật hoặc sau các thủ thuật nha khoa.
  • Nhiều vết bầm lớn hoặc sâu
  • Chảy máu bất thường sau tiêm vắc xin
  • Đau, sưng khớp
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc phân
  • Chảy máu cam không rõ nguyên nhân
  • Ở trẻ sơ sinh, trẻ thường xuyên quấy khóc khó chịu
  • Chảy máu trong não

Với một số người mắc bệnh máu khó đông, chỉ cần một vết sưng trên đầu cũng có thể gây chảy máu vào não. Mặc dù hiếm khi xảy ra, nhưng nó cũng được xem là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất có thể xảy racủa bệnh máu khó đông. Dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Đau đầu, kéo dài
  • Nôn nhiều lần
  • Buồn ngủ hoặc thờ ơ
  • Nhìn đôi
  • Cơ thể yếu ớt đột ngột, tay chân vụng về
  • Co giật

Những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh máu khó đông?

Các loại yếu tố đông máu khác nhau sẽ tạo ra các loại bệnh máu không đông khác nhau. Phương pháp điều trị bệnh bao gồm cung cấp yếu tố đông máu mà người bệnh bị thiếu bằng cách truyền trực tiếp vào tĩnh mạch.

Bác sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết yếu tố đông máu được bổ sung thay thế này có thể được lấy từ nguồn máu hiến tặng của người khác hoặc sử dụng các sản phẩm gọi là các yếu tố đông máu tái tổ hợp, không được sản xuất từ máu người. Các liệu pháp khác điều trị bệnh máu khó đông có thể bao gồm:

Desmopressin (DDAVP): là loại có thể kích thích cơ thể người bệnh giải phóng nhiều yếu tố đông máu, được tiêm từ từ vào tĩnh mạch hoặc dưới dạng xịt mũi.

Thuốc chống tiêu sợi huyết, giúp ngăn ngừa cục máu đông bị phá vỡ.

Keo dán sinh học (Fibrin sealants): được sử dụng trực tiếp vào các vị trí vết thương nhằm thúc đẩy quá trình đông máu và chữa lành. Chất trám Fibrin được công nhận là hữu hiệu trong điều trị nha khoa.

Vật lý trị liệu giúp làm giảm các triệu chứng nếu chảy máu trong gây hỏng khớp. Trường hợp chảy máu trong gây ảnh hưởng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

Sơ cứu cho vết cắt nhỏ: sử dụng áp lực và băng thường giúp cầm máu, với những khu vực nhỏ chảy máu dưới da, có thể sử dụng một túi nước đá.

Tiêm chủng: giúp hạn chế nguy cơ lây truyền bệnh thông qua việc truyền máu cho người mắc bệnh máu khó đông. Các chủng ngừa vắc xin viêm gan A và B được khuyến khích cho người bệnh máu khó đông.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …