Bí đao không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn có nhiều công dụng trong chữa bệnh và làm đẹp. bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu hơn về những tác dụng bất ngờ của bí đao.
- Cùng tìm hiểu các triệu chứng của bệnh bạch hầu là gì?
- Tìm hiểu bệnh teo não và cách phòng ngừa bệnh như thế nào?
- Lợi ích bất ngờ từ Sôcôla đối với sức khỏe con người là gì?
Thành phần dinh dưỡng có trong bí đao đều rất tốt cho sức khỏe
TÌM HIỂU BÍ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ BÍ ĐAO
Bí đao còn gọi là đông qua [Benincasa hispida (Thunb.) Cogn.], họ Bí (Cucurbitaceae). Đây là loại thân thảo, dây leo bằng tua cuốn.
Thân phủ một lớp lông dài. Lá mọc so le, có cuống dài, mép có răng cưa, hai mặt đều có lông cứng. Hoa màu vàng, đơn tính cùng gốc. Quả thuôn dài, màu lục nhạt, khi còn non có lông cứng, sau màu lục sẫm, phủ một lớp sáp màu trắng mốc. Nhiều hạt, dẹt, màu trắng. Vị thuốc là phần thịt quả, sau khi loại bỏ lớp vỏ ngoài, bỏ ruột và hạt.
CÁC THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CÓ TRONG BÍ ĐAO
Phần thịt quả chứa carbonhydrat, protein, chất béo, cellulose, muối khoáng, trong đó có Ca, P, Fe, các vitamin B1, B2, PP, C, sitosterol, β – sitosterol acetate, lupeol, lupeol acetate. Phần vỏ quả có chứa chất sáp, chất nhựa và một chất triterpen: isomultiflorenol acetate. Hạt bí chứa các chất saponosid, a xít amin.
Bí đao có nhiều tác dụng bất ngờ đối với sức khỏe con người
NHỮNG TÁC DỤNG CỦA QUẢ BÍ ĐAO ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Theo Đông y, bí đao có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, lợi niệu, tiêu phù thũng, tiêu viêm, chỉ thống, chống ho, tiêu khát. Hạt bí có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hóa đàm, trừ mủ, giải độc, trừ giun.
Một số tác dụng của bí đao được cụ thể như sau:
Chống béo phì
Trong bí đao không có chất béo. Hợp chất hóa học hyterin-caperin trong bí đao có khả năng ngăn không cho đường chuyển hóa thành mỡ trong cơ thể, nên cơ thể sẽ không bị tích lũy mỡ dẫn đến béo phì.
Thịt quả bí đao chứa nhiều chất xơ dạng sợi rất có lợi cho ruột. Theo các Giảng viên Trung cấp Dược Hà Nội cho biết, các vitamin B9, vitamin C, vitamin E, vitamin A và các khoáng chất như: kali, photpho, magie có trong bí đao cũng góp phần giúp chị em giữ gìn vòng eo thon gọn, không tích mỡ ở bụng. Vỏ bí đao được cho là chứa nhiều vitamin và chất khoáng, nên có thể ăn cả vỏ, nhất là vỏ bí đao khi quả còn non.
Với những chị em lo lắng về nguy cơ tăng cân, mỗi ngày, nên uống từ 0,2 – 0,5 lít nước bí đao hoặc dùng để chế biến làm món ăn, tác dụng của bí đao sẽ giúp giảm cân nhanh chóng.
Làm đẹp da
Cao của bí đao có nhiều công dụng như giữ ẩm cho da, làm cho da căng mịn, sáng hồng, bớt dầu, bong mụn cám và mụn đầu đen. Ngoài ra, cao bí đao còn thích hợp với những chị em đang bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì và những người có da mặt bị sần sùi, chân lông to, da mặt xỉn màu.
Cách làm: bí đao xắt miếng cho vào hỗn hợp rượu và nước rồi đun vừa lửa khoảng sáu giờ cho tới khi còn khoảng một bát nước thì nhấc ra, nghiền nhỏ. Nghiền kỹ rồi lọc qua vải màn cho mịn. Đổ chỗ bí vừa lọc được vào nồi, cho thêm mật ong vào đun khoảng 2 giờ, vừa đun vừa khuấy đều tay. Để kiểm tra xem cao đã được chưa, quết một chút cao lên tay, xoa xoa mà không thấy dính quá là được. Khi cao nguội, cho vào lọ, đậy kín để mỗi tối dùng xoa mặt.
Trị tiểu đường
Chuẩn bị: Bí đao 100g, củ mài 30g, lá sen tươi 60g. Sắc lấy nước uống 2 – 3 lần trong ngày. Hoặc bí đao, vỏ dưa hấu, mỗi vị 15g, thiên hoa phấn 12g. Sắc uống, ngày 1 thang.
Trị viêm thận cấp tính, phù thũng
Chuẩn bị: Bí đao, rễ cỏ tranh, mỗi vị 30g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trị ho do nhiệt
Dùng bí đao sắc nước, thêm mật ong, uống nhiều lần trong ngày.
Trị viêm bàng quang, tiểu đục, tiểu buốt, dắt
Chuẩn bị: Bí đao 12g, sắc uống nhiều lần trong ngày.
Trị ung nhọt ở phổi hoặc ở đại tràng
Hạt bí đao sao vàng, bồ công anh, kim ngân hoa, ý dĩ (để sống), diếp cá, mỗi vị 40g, rễ cây lau 20g, đào nhân, cát cánh, cam thảo, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.