Danh mục
Trang chủ > Tuyển Sinh Trung Cấp Y Dược > Trung Cấp Dược > Những rắc rối pháp lý khi thuê bằng Dược sĩ kinh doanh nhà thuốc?

Những rắc rối pháp lý khi thuê bằng Dược sĩ kinh doanh nhà thuốc?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (45 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

02/11/2015 2,507 Lượt xem

Luật Dược năm 2005 đã tạo lên cơn sốt phải có bằng Dược sĩ để hoàn thiện thủ tục cấp phép, đăng ký Nhà thuốc GPP để đủ điều kiện kinh doanh nhà thuốc.

Trước triển vọng phát triển mạnh mẽ của thị trường thuốc ở Việt Nam, nhu cầu sử dụng thuốc bệnh, thuốc bổ chăm sóc sức khỏe của người dân tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã thúc đẩy ngành Dược Việt Nam giữ vững tốc độ tăng trưởng cao, trở thành thị trường tiêu thụ thuốc lớn mang những cơ hội rất lớn cho những Dược sĩ hành nghề dược.

duoc-si-nha-thuoc-gpp

Luật Dược 2005 cũng quy định Dược sĩ phải thường xuyên có mặt ở Nhà thuốc để hạn chế việc Dược sĩ Đại học đứng tên Nhà thuốc chỉ là hình thức hay nói cách khác để hạn chế việc “Thuê bằng Dược sĩ” chỉ đứng tên Nhà thuốc để đối phó với cơ quan quản lý ngành y tế.

Chỉ cần chúng ta lên Google gõ từ khóa “cho thuê bằng Dược sĩ mở nhà thuốc” thì sẽ cho ra hàng trăm ngàn kết quả tìm kiếm; cho thuê và đi thuê bằng Dược sĩ hoặc là thuật ngữ khác như Dược sĩ tìm đối tác hơp tác mở Nhà thuốc…Các thông tin của bên thuê và cho thuê bằng Dược sĩ được đăng đầy trên các trang mạng internet, tuy nhiên để liên hệ thuê được bằng Dược sĩ thì cũng không hề đơn giản vì không ít trường hợp rao thuê trên mạng thực chất chỉ là “cò mồi” để kiếm lời.

Thuê bằng Dược sĩ để kinh doanh Nhà thuốc là thực trạng vẫn đang nhức nhối và tồn tại bấy lâu nay này, tuy nhiên, bây giờ người ta sử dụng cụm từ “hợp tác kinh doanh” thay cho cụm từ “thuê bằng”. đã gây ra khó khăn cho công tác quản lý, hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý y tế Nhà nước.

Hiện nay nhiều Nhà thuốc tư nhân khi bị cơ quan quản lý Nhà nước về y tế kiểm tra đột xuất thì Dược sĩ đứng tên nhà thuốc vắng mặt do nhiều “lý do khác nhau”. Sau khi bị cơ quan chức năng có thẩm quyền xử phạt hành chính thì 1 số nhà thuốc lại vẫn tái vi phạm.

dao-tao-duoc-si-lop-buoi-toi

Vì vậy, khi Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế có hiệu lực, thì mức phạt sẽ tăng từ 5 – 8 triệu đồng đối với nhà thuốc vắng mặt các Dược sĩ đứng tên nhưng không thực hiện việc ủy quyền hoặc cử người thay thế theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra còn bị phạt bổ sung tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 3 tháng.

Đối với hành vi kinh doanh thuốc có chứng chỉ hành nghề đã hết thời hạn hiệu lực mà không làm thủ tục đề nghị cấp lại cũng bị xử phạt với mức trên.

Riêng đối với hành vi giả mạo, thuê, mượn hoặc cho cá nhân, tổ chức khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề sẽ phạt từ 5 – 10 triệu đồng đối với Nhà thuốc tư nhân (còn gọi là cơ sở bán lẻ). Còn cơ sở bán buôn mức phạt sẽ từ 10 – 20 triệu đồng. Ngoài ra, còn áp dụng hình phạt bổ sung tước chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 6 tháng đến 12 tháng.

Các trường hợp kinh doanh thuốc không có chứng chỉ hành nghề; Không đúng địa chỉ ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cũng bị phạt với mức tương tự như trên.

Theo Sở Y tế Hà Nội, đối với một nhà thuốc (cơ sở bán lẻ), hay cơ sở bán buôn nếu trong 3 lần kiểm tra liên tiếp mà Dược sĩ đều vắng mặt, thì sẽ rút giấy phép hành nghề của cơ sở đó.

Ngoài việc kiểm tra của Thanh tra Sở Y tế, các cán bộ của tổ quản lý y tế xã hội của xã, phường cũng có trách nhiệm kiểm tra việc các nhà thuốc thuê chứng chỉ hành nghề và hàng tháng, hàng quý, tổng hợp, báo cáo với Sở Y tế về việc trên.

dao-tao-ky-nang-duoc-si-ban-thuoc

Đào tạo Dược sĩ chỉ để đi bán thuốc?

Trước trạng nhiều Nhà thuốc tư nhân đi thuê bằng Dược sĩ để đứng tên kinh doanh Nhà thuốc cho thấy nhân lực Dược sĩ của nước ta còn thiếu nhiều. Theo số liệu của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, Việt Nam mới có khoảng 15.000 Dược sĩ đại học và sau đại học (1,76 DS/10.000 dân). Trong khi đó, thực tế chúng ta cần tới 26.400 Dược sĩ đại học (thiếu tới hơn 11.000 Dược sĩ). Do vậy việc đào tạo Dược sĩ để đáp ứng nhân lực cho ngành y tế là cần thiết.

Dược sĩ khuyến cáo: Thuốc là sản phẩm đặc biệt (xem thêm định nghĩa thuốc là gì?) ngành Dược là ngành đặc thù, là ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan quản lý dược phẩm của Bộ Y tế theo Luật Dược năm 2005.

Nếu bạn muốn hành nghề Dược, muốn kinh doanh dược phẩm (thuốc) bạn hãy liên hệ Khoa Dược – Trường trung cấp y khoa Pasteur, là trường đầu ngành về đào tạo Dược sĩ nhà thuốc.

Xem thêm: Thời gian đào tạo Trung cấp Dược chính quy với thời gian đào tạo ngắn từ 1 đến 3 năm tùy theo từng đối tượng người học để được cấp bằng Dược sĩ trung cấp.

Sau khi hoàn thành khóa học Dược sĩ tại Trường trung cấp y khoa Pasteur Hà Nội, người học được cấp bằng Dược sĩ trung cấp chính quy và có thể tự đứng tên kinh doanh thuốc, mở quầy bán lẻ thuốc hoặc đại lý thuốc tân dược, không phải tốn chi phí đi “thuê bằng Dược sĩ” hay “hợp tác với người có bằng Dược sĩ” để kinh doanh thuốc. Như vậy bạn sẽ chủ động công việc kinh doanh, ngoài ra bạn cũng tránh được những rắc rối pháp lý nếu đi thuê hay hợp tác kinh doanh với người có bằng Dược sĩ.

Duoc-si-Trung-cap-Y-Khoa-Pasteur-Ha-Noi

Xem thêm: Dược sĩ trung cấp được mở quầy bán lẻ thuốc tân dược?

Văn phòng tuyển sinh tại tỉnh Thái Nguyên: Số 3 ngõ 158 đường Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên: Điện thoại: 0280.6556333

Phân hiệu Trường trung cấp y khoa Pasteur tại Tp Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở).

Nhà trường khai giảng lớp Dược sĩ liên tục nhiều đợt trong năm 2015. Điện thoại: 04.6296.6296 – 09.8259.8259.

Có thể bạn quan tâm

Thông báo tuyển sinh lớp Trung cấp Dược học thứ 7 chủ nhật

Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur thông báo tuyển sinh đào tạo lớp Trung cấp Dược học ngoài giờ hành chính thứ 7 và chủ nhật.