Danh mục
Trang chủ > Hỏi Đáp Học Tập > Vì Sao Ngành Y Việt Nam Còn Nhiều Rủi Ro?

Vì Sao Ngành Y Việt Nam Còn Nhiều Rủi Ro?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (8 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

25/04/2016 620 Lượt xem

Mục đích của ngành Y là giành giật sự sống lại từ tay tử thần nên hiển nhiên ngành Y là ngành nhiều rủi ro. Đó thực sự là công việc khó khăn mà phần thua chắc chắn thuộc về ngành Y, chỉ có điều thời điểm thua cuộc là sớm hay muộn mà thôi.

vi sao ngành y nhieu rui ro

Trước hết, chúng ta phải hiểu rủi ro Y tế khác với sai lầm do chuyên môn. Đó là những nguy cơ thất bại tồn tại tiềm ẩn một cách khách quan bởi chính sự hữu hạn của ngành Y. Chúng ta phải chấp nhận một sự thật hiển nhiên rằng: chúng ta không thể sống mãi được và bởi vậy, ngành Y không bao giờ là tuyệt đối.

Chúng ta đang sống trong một xã hội thiếu sự cảm thông, thiếu sự thấu hiểu. Lý do lớn nhất là kiến thức xã hội của chúng ta vẫn còn đang lệch nhau nhiều bởi những hạn chế của giáo dục và truyền thông. Và điều đó đang diễn ra hàng ngày trong hệ thống Y tế.

Nguyên nhân nào khiến ngành Y nhiều rủi ro?

Ngành Y luôn có độ rủi ro cao còn bởi độ phức tạp trong công việc và khối lượng kiến thức khổng lồ. Hàng ngày, kiến thức và các nghiên cứu mới của ngành Y cập nhập tương đương với khoảng gần 50 bài báo khoa học. Như vậy kiến thức của ngành Y cứ mỗi ngày một mới và bắt buộc phải cập nhật thường xuyên.

Hơn nữa, các bác sĩ, Y sĩ đa khoa và cả Điều dưỡng viên luôn phải làm việc trong môi trường căng thẳng và liên tục ở cường độ cao. Sự mỏi mệt của các cán bộ Y tế là điều dễ hiểu. Với tính chất buộc phải chuyên môn hóa rất sâu khiến cho công việc của các y sĩ, bác sĩ thường bị lặp đi lặp lại. Ví dụ như bác sĩ khám về bệnh tiêu hóa thì ngày này qua tháng khác, khám và điều trị rất nhiều bệnh nhân đau dạ dày, tá tràng. Hay bác sĩ siêu âm ổ bụng ngồi qua bao tháng năm để cầm đầu dò và tìm xem ổ bụng bệnh nhân có vấn đề gì… Vấn đề này cũng thường gặp ở những Điều dưỡng viên, khi ngày nào họ cũng tiêm, truyền, đo huyết áp, cặp nhiệt độ,… Chính sự lặp đi lặp lại liên tục ở cường độ cao như thế mà ở Châu Âu người ta cho các nhân viên Y tế được nghỉ phép đến 30 ngày trong 1 năm, không bao gồm các ngày nghỉ lễ.

Ngành Y nhiều rủi ro còn bởi chính nhận thức còn hạn chế của người dân về bệnh học nên không tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Một trường hợp bệnh nhân nam giới 63 tuổi đã bị viêm gan B khoảng 8 năm, và đang điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ thì tự ý bỏ 2 tháng nay để đi uống “đông trùng hạ thảo”. Kết cục đáng buồn, bệnh nhân này đã đi vào hôn mê và  khó có thể qua khỏi.

Và cuối cùng, ngành Y Việt Nam ẩn chứa rủi ro còn vì sự hạn chế về mặt kiến thức chuyên môn ở các tuyến cơ sở, khi mà người ta tốt nghiệp ra trường sau 6 năm học là đương nhiên được làm bác sĩ. Rất tiếc với kinh phí hạn hẹp, ngành Y không thể tổ chức được ở quy mô cả nước các chương trình đào tạo kiến thức chuyên môn cập nhập của thế giới Y khoa cho tất cả cán bộ Y tế được. Và chính bởi thế sự tụt hậu về mặt kiến thức của họ là điều không tránh khỏi. Đây cũng là một trong những mục tiêu hướng tới của Y tế Việt Nam trong tương lai.

Vậy làm thế nào để giảm thiểu rủi ro trong ngành Y tế?

giam rui ro trong ngành y

Với vai trò là một người dân, có lẽ chúng ta nên có ý thức cao hơn trong việc phòng và chữa bệnh;  nên có kế hoạch khám sức khỏe định kỳ, nên có một lối sống và vận động phù hợp, nên quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, nên tin tưởng vào các bác sĩ điều trị, trong phạm vi kiến thức của mình nên tuân thủ và kiên trì điều trị, và tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.

Còn với vai trò một cán bộ Y tế, có lẽ chúng ta cần nhìn lại tất cả các mặt còn hạn chế, từ khách quan cho đến chủ quan để từ đó thực sự có trách nhiệm đối với sứ mệnh khám chữa bệnh cứu người của mình. Bên cạnh đó, tích cực chia sẻ kiến thức để vừa làm tăng sự hiểu biết của người dân, vừa tạo được sự thấu hiểu, đồng cảm. Hơn nữa, đời sống tinh thần của các cán bộ Y tế cần phải được quan tâm nhiều hơn, bởi đó là yếu tố cơ bản để tái tạo sức lao động cho họ.

Đó có lẽ chính là những điểm cơ bản nhất để giảm thiểu rủi ro của ngành Y tế hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

Muốn được thực hành nhiều nên chọn trường nào để học văn bằng 2 Cao đẳng Dược?

Thực hành giúp kỹ năng tay nghề của sinh viên được nâng cao, cho nên …