Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Trên da xuất hiện nốt mẩn đỏ và ngứa là dấu hiệu của những bệnh gì?

Trên da xuất hiện nốt mẩn đỏ và ngứa là dấu hiệu của những bệnh gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

31/05/2020 909 Lượt xem

Tình trạng nổi chấm đỏ trên da và ngứa khiến bạn cứ gãi liên tục. Thậm chí nó kéo dài ngày này sang ngày khác khiến bạn vô cùng khó chịu. Vậy đó là dấu hiệu của những bệnh gì?

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da viêm đỏ, nổi mụn nước kèm nóng rát và ngứa ngáy

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da viêm đỏ, nổi mụn nước kèm nóng rát và ngứa ngáy 

NGUYÊN NHÂN GÂY NỔI NỐT ĐỎ TRÊN DA VÀ NGỨA LÀ GÌ?

Viêm da tiếp xúc

Bạn phát ngứa và nổi mẩn đỏ là do phản ứng với thứ gì đó chạm vào da, thông thường là do da bạn quá nhạy cảm với các chất hóa học có trong xà phòng, thuốc tẩy, nước rửa chén, hóa mỹ phẩm,… Hoặc khi bạn tiếp xúc với các tác nhân lạ như đồ trang sức, kim loại, nhựa độc của cây sồi hay dây đeo đồng hồ,…

Việc tiếp xúc với những loại đồ vật này thường xuyên sẽ dễ dàng gây nổi nốt đỏ trên da và ngứa.

Triệu chứng cho thấy bạn bị viêm da tiếp xúc:

  • Da khô, có vảy và bị bong tróc.
  • Đỏ da, ngứa.
  • Viêm, sưng, lở loét.
  • Rộp có nước bên trong.

Biện pháp xử lí:

  • Ngừng tiếp xúc với các tác nhân gây viêm da.
  • Không nên gãi phần bị nổi nốt đỏ, mụn nước, bạn càng gãi chỉ khiến bệnh trở nên nặng hơn.
  • Bạn có thể đến các tiệm thuốc tây và hỏi dược sỹ mua thuốc bôi và uống để mau lành.

Viêm da cơ địa

Theo các Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Dược Hà Nội cho biết: Viêm da cơ địa hay còn gọi là chàm cũng có thể gây ra nổi chấm đỏ trên da và ngứa. Nguyên nhân hiện nay chưa chắc chắn nhưng có thể cho là do di truyền, rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch, hay ảnh hưởng của môi trường và tiếp xúc với da. Bạn có thể bị viêm da cơ địa do môi trường sống và khí hậu. Cũng có thể do bạn tiếp xúc với các hóa chất độc hại.

Viêm da cơ địa thường bắt đầu trước 5 tuổi và có thể kéo dài đến tuổi thiếu niên và trưởng thành.

Triệu chứng:

  • Da khô.
  • Ngứa, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Các mảng màu đỏ đến nâu xám, đặc biệt là ở bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, cổ, ngực trên, mí mắt, bên trong uốn cong khuỷu tay và đầu gối, và ở trẻ sơ sinh, mặt và da đầu.
  • Các vết sưng nhỏ, nổi lên, mụn nước có thể rò chất lỏng.
  • Da dày, nứt nẻ, bong vảy.
  • Da thô, nhạy cảm, sưng do trầy xước.

Biện pháp xử lí:

  • Giữ ẩm cho làn da của bạn ít nhất hai lần một ngày bằng cách chọn sản phẩm phù hợp với da bạn để bôi như kem, thuốc mỡ và kem dưỡng ẩm. Sử dụng sản phẩm để thoa cho trẻ sơ sinh để ngăn ngừa.
  • Tránh các tác nhân làm bạn bị viêm da. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần phải để ý các loại thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ.
  • Tắm bằng nước ấm, và chỉ nên tắm trong khoảng 10- 15 phút. Sau khi tắm xong thì lau khô người và thoa kem dưỡng ẩm.
  • Chọn xà phòng nhẹ. Xà phòng khử mùi và xà phòng kháng khuẩn có thể loại bỏ nhiều dầu tự nhiên hơn và làm khô da của bạn.

Rôm sảy là tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi gây ra sự ứ đọng mồ hôi

Rôm sảy là tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi gây ra sự ứ đọng mồ hôi

Triệu chứng rôm sảy

Rôm sảy thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi gây ra sự ứ đọng mồ hôi, khi tiếp xúc với vùng có khí hậu nóng hay mặc đồ kín, khiến cho bụi hoặc ghét bít kín trên da trẻ nhỏ khiến làn da bị viêm và xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng trên da.

Rôm sảy chủ yếu xuất hiện ở trán, cổ, vai, ngực và lưng, kẽ nách và háng.

Triệu chứng:

  • Xuất hiện các mụn nước nhỏ mọc thành đám, và mẩn đỏ.
  • Trẻ bị ngứa, quấy khóc, khó chịu.
  • Trẻ có thể gãi gây trầy xước da, nhiễm khuẩn thành các mụn mủ hay nhọt trên da.

Biện pháp xử lí:

  • Mặc đồ thoáng cho trẻ khi thời tiết nóng nực.
  • Nhiệt độ phòng thích hợp đối với trẻ nhỏ.
  • Khi trẻ bị rôm sảy bạn có thể đun nước lá khế, lá mướp đắng để trị rôm sảy cho bé.
  • Giữ người bé luôn được khô ráo và sạch sẽ.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng.

Bệnh mề đay

Nổi mề đay là một bệnh do phát ban dị ứng cũng có thể gây nổi nốt đỏ trên da và ngứa. Nguyên nhân khiến bạn bị nổi mề đay là do hệ miễn dịch kém khiến cho các tác nhân gây hại trong môi trường tấn công. Không những thế, khi nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh khiến da bạn không thích ứng được cũng là nguyên nhân dẫn đến việc nổi mề đay.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …