Danh mục
Trang chủ > Tuyển Sinh Trung Cấp Y Dược > Trung Cấp Xét Nghiệm > Tìm hiểu ý nghĩa lâm sàng của chỉ số xét nghiệm huyết học (máu)

Tìm hiểu ý nghĩa lâm sàng của chỉ số xét nghiệm huyết học (máu)

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

17/06/2015 871 Lượt xem

Hiện nay Kỹ thuật xét nghiệm máu ngày càng được ứng dụng phổ biến, nhưng không phải ai cũng biết được ý nghĩa lâm sàng của các chỉ số xét nghiệm huyết học (máu) nếu như không phải trong ngành.

xet-nghiem-mau

Tìm hiểu ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm huyết học (máu)

Tổng phân tích máu

1, Số lượng bạch cầu (white blood cells: WBC): 40-10 Giga / L.

  • Tăng trong viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu, ví dụ như: bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp, bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn, bệnh bạch cầu lympho mạn, bệnh u bạch cầu. Việc sử dụng một số thuốc cũng có thể gây tăng số lượng bạch cầu, ví dụ: corticosteroid
  • Giảm trong thiếu máu do bất sản (giảm sản xuất), thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate (không trưởng thành được), nhiễm khuẩn (giảm sự sống sót). Việc sử dụng một số thuốc cũng có thể gây giảm số lượng bạch cầu: các phenothiazine, chloramphenicol, aminopyrine.

2, Số lượng hồng cầu (red blood cell count: RBC): 3,8-5,8 Tera / L.

  • Tăng trong mất nước, chứng tăng hồng cầu.
  • Giảm trong thiếu máu.

3, Lượng huyết sắc tố (hemoglobin: Hb): 12-16,5 g / dL.

  • Tăng trong mất nước, bệnh tim và bệnh phổi.
  • Giảm trong  thiếu máu, chảy máu và các phản ứng gây tan máu.

4, Khối hồng cầu (HCT: hematocrit):

Nam: 39-49%.

Nữ: 33-43%.

  • Tăng trong các rối loạn dị ứng, chứng tăng hồng cầu, hút thuốc lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh mạch vành, ở trên núi cao, mất nước, chứng giảm lưu lượng máu (hypovolemia).
  • Giảm trong mất máu, thiếu máu, thai nghén.

5, Thể tích trung bình của một hồng cầu (mean corpuscular volume: MCV): 85-95 fL.

  • Tăng trong thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, nghiện rượu, chứng tăng hồng cầu, suy tuyến giáp, bất sản tuỷ xương, xơ hoá tuỷ xương.
  • Giảm trong  thiếu hụt sắt, hội chứng thalassemia và các bệnh hemoglobin khác, thiếu máu trong các bệnh mạn tính, thiếu máu nguyên hồng cầu (sideroblastic anemia), suy thận mạn tính, nhiễm độc chì.

6, Lượng Hb trung bình hồng cầu (mean corpuscular hemoglobin: MCH): 26-32 pg.

  • MHC tăng trong thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh.
  • MCH giảm trong bắt đầu thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu nói chung, thiếu máu đang tái tạo.

7, Nồng độ Hb trung bình hồng cầu (mean corpuscular hemoglobin concentration: MCHC): 32-36 g/ dL.

  • Trong thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh.
  • Trong thiếu máu đang tái tạo, có thể bình thường hoặc giảm trong thiếu máu do giảm folate hoặc vitamin B12, xơ gan, nghiện rượu

8, Độ phân bố hồng cầu (red distribution width: RDW): 10-16,5%.

Độ phân bố hồng cầu RDW bình thường và:

  • MCV tăng, gặp trong: thiếu máu bất sản, trước bệnh bạch cầu.
  • MCV bình thường, gặp trong: thiếu máu trong các bệnh mạn tính, mất máu hoặc tan máu cấp tính, bệnh enzym hoặc bệnh hemoglobin không thiếu máu.
  • MCV giảm: thiếu máu trong các bệnh mạn tính, bệnh thalassemia dị hợp tử.

RDW tăng và:

  • MCV tăng: thiếu hụt vitamin B12, thiếu hụt folate, thiếu máu tan huyết do miễn dịch, ngưng kết lạnh, bệnh bạch cầu lympho mạn.
  • MCV bình thường: thiếu sắt giai đoạn sớm, thiếu hụt vitamin B12 giai đoạn sớm, thiếu hụt folate giai đoạn sớm, thiếu máu do bệnh globin.
  • Giảm MCV: thiếu sắt, sự phân mảnh hồng cầu, bệnh HbH, thalassemia.

9, Số lượng tiểu cấu (platelet count: Plt): 150-450 Giga/L.

Trong  những rối loạn tăng sinh tuỷ xương: chứng tăng hồng cầu, bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn, chứng tăng tiểu cầu vô căn, xơ hoá tuỷ xương, sau chảy máu, sau phẫu thuật cắt bỏ lách, chứng tăng tiểu cầu dẫn đến các bệnh viêm.

Số lượng tiểu cầu trong máu giảm trong:

  • Giảm sản xuất: ức chế hoặc thay thế tuỷ xương, các chất hoá trị liệu, các thuốc khác, ví dụ: ethanol.
  • Tăng phá hủy hoặc loại bỏ: chứng phì đại lách, sự đông máu trong lòng mạch rải rác, các kháng thể tiểu cầu (ban xuất huyết do giảm tiểu cầu tự phát, sốt Dengue, ban xuất huyết sau truyền máu, giảm tiểu cầu do miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh, các thuốc: quinidin, cephalosporin.

10, Thể tích trung bình tiểu cầu (mean platelet volume: MPV): 6,5-11fL.

  • Trong  bệnh tim mạch (sau nhồi máu cơ tim, sau tắc  mạch não, đái tháo đường, tiền sản giật, hút thuốc lá, cắt lách, stress, chứng nhiễm độc do tuyến giáp, …
  • Trong thiếu máu do bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, hoá trị liệu ung thư, bệnh bạch cầu cấp, lupus ban đỏ hệ thống, chứng tăng năng lách, giảm sản tủy xương, dầu cá, chứng tăng tiểu cầu hoạt động.

11, Khối tiểu cầu (plateletcrit: Pct): 0,1-0,5 %.

  • Tăng trong ung thư đại trực tràng.
  • Giảm trong nghiện rượu, nhiễm nội độc tố.

12, Độ phân bố tiểu cầu (platelet disrabution width: PDW): 6-18 %.

  • Trong ung thư phổi (PDW ở ung thư phổi tế bào nhỏ SCLC cao hơn ở ung thư phổi tế bào không nhỏ NSCLC), bệnh hồng cầu liềm, nhiễm khuẩn huyết gram dương, gram âm.
  • Giảm trong  nghiện rượu.

13, Tỷ lệ % bạch cầu trung tính (% neutrophils: NEUT%): 43-76 %.

  • Trong các nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp, stress, các ung thư (neoplasms), bệnh bạch cầu dòng tuỷ.
  • Trong các nhiễm virus, thiếu máu bất sản, các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị .

14, Tỷ lệ % bạch cầu lympho (% lymphocytes: LYM%): 17-48%.

  • Tăng trong nhiễm khuẩn mạn, chứng tăng bạch cầu đơn nhân  do nhiễm khuẩn và nhiễm virus khác, bệnh bạch cầu dòng lympho mạn, bệnh Hodgkin, viêm loét đại tràng, suy tuyến thượng thận, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu tự phát ITP.
  • Giảm trong hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), ức chế tủy xương do các hoá chất trị liệu, thiếu máu bất sản, các ung thư, các steroid, tăng chức năng vỏ thượng thận, các rối loạn thần kinh (bệnh xơ cứng rải rác, nhược cơ, hội chứng thần kinh ngoại biên do rối loạn tự miễn Guillain-Barré syndrome)

15, Tỷ lệ % bạch cầu mono (% monocytes: MON%): 4-8%.

  • Tăng trong các trường hợp bệnh nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, các ung thư, viêm ruột, bệnh bạch cầu dòng monocyte, u lympho, u tuỷ, sarcoidosis, …
  • Giảm trong các trường hợp thiếu máu do bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho, sử dụng glucocorticoid.

16, Tỷ lệ % bạch cầu ái toan (% eosinophils: EOS%): 0,1-7%.

  • Tăng trong các trường hợp ưhản ứng dị ứng như sốt, hen hoặc tăng nhạy cảm thuốc.
  • Giảm trong các trường hợp: sử dụng các thuốc corticosteroid.

17, Tỷ lệ % bạch cầu ái kiềm (% basophils: BASO%): 0,1-2,5%.

  • Trong các trường hợp: các rối loạn dị ứng.
  • Trong các trường hợp: sử dụng các thuốc corticosteroid, các phản ứng miễn dịch, nhiễm khuẩn cấp.

18, Số lượng bạch cầu trung tính (neurophil count hoặc neutrophils: Neut ): 2-6,9 Giga/ L.

  • Tăng trong các nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp, stress, các khối u (neoplasms), bệnh bạch cầu dòng tuỷ.
  • Trong các trường hợp nhiễm virus, thiếu máu do bất sản, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị.

19, Số lượng bạch cầu lympho (lymphocyte count hoặc lymphocytes: LYM ): 0,6-3,4 Giga/ L.

  • Trong nhiễm khuẩn mạn, chứng tăng bạch cầu đơn nhân  do nhiễm khuẩn và nhiễm virus khác, bệnh bạch cầu dòng lympho mạn, bệnh Hodgkin, viêm loét đại tràng, suy tuyến thượng thận, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu tự phát ITP.
  • Giảm trong hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), ức chế tủy xương do các hoá chât trị liệu, thiếu máu bất sản, các khối u, các steroid, tăng chức năng vỏ thượng thận, các rối loạn thần kinh (bệnh xơ cứng rải rác, nhược cơ, hội chứng thần kinh ngoại biên do rối loạn tự miễn Guillain-Barré syndrome).

20, Số lượng bạch cầu mono (monocyte count hoặc monocytes: MON#): 0,0-0,9 Giga/ L.

  • Trong các bệnh nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, các khối u, viêm ruột, bệnh bạch cầu dòng monocyte, u lympho, u tuỷ.
  • Giảm trong thiếu máu do bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho, sử dụng glucocorticoid.

21, Số lượng bạch cầu ái toan (eosinophil count hoặc eosinophils: EOS#): 0,0-0,7 Giga/ L.

  • Tăng trong dị ứng, nhiễm ký sinh trùng (bệnh giun xoắn, bệnh nấm aspergillus, bệnh nang sán), bệnh phù thần kinh-mạch, các phản ứng thuốc, nhạy cảm warfarin, các bệnh mạch máu-collagen, hội chứng tăng bạch cầu ái toan cấp, viêm mũi ưa bạch cầu ái toan không do dị ứng, các rối loạn tăng sản tuỷ (u bạch huyết Hodgkin, xạ trị,…
  • Giảm trong sử dụng các thuốc corticosteroid.

22, Số lượng bạch cầu ưa base (basophil count hoặc basophils: BASO): 0,0-0,2 Giga/ L.

  • Tăng trong bệnh bạch cầu, viêm, chứng đa hồng cầu, Hodgkin’s, thiếu máu tan máu, sau cắt lách, dị sản tuỷ xương, chứng phù niêm.
  • Giảm trong stress, phản ứng quá mẫn, các steroid, thai nghén, cường giáp, sau xạ trị.
  • Nhóm máu ABO, nhóm máu Rh
  • Kiểm tra sức khoẻ, ngoại khoa, sản khoa, nội khoa,…
  • Truyền máu.
  • Bất thường nhóm máu mẹ- con.
  • Huyết đồ, Tuỷ đồ
  • Các bệnh lý về máu và cơ quan tạo máu: ung thư­  máu, thiếu máu, suy tuỷ…
  • Máu lắng
  • Tăng trong viêm khớp, các tình trạng viêm nhiễm.
  • Giảm trong đa hồng cầu, cô máu, …
  • Tập trung bạch cầu
  • Phát hiện sớm các bệnh về máu (ung thư­ máu, suy tủy, RLST?).
  • Tế bào Hargraves
  • Lupus ban đỏ, miễn dịch dị ứng…
  • Đông máu toàn bộ
  • Xét nghiệm tổng hợp để chẩn đoán, đánh giá các bệnh lý rối loạn về đông  – cầm máu.
  • Thời gian Howell
  • Xác định rối loạn đông máu theo con đường nội sinh.
  • Thời gian Prothrombin (PT = thời gian Quick), tỷ lệ Prothrombin,  chỉ số INR
  • Xác định rối loạn đông máu theo con đường ngoại sinh.
  • Tiêu thụ Prothrombin
  • Xác định các rối loạn đông máu.
  • Đo độ ngư­ng tập tiểu cầu
  • Đánh giá chất lượng tiểu cầu.
  • Nghiệm pháp Rượu; D-Dimer
  • Xác định đông máu nội mạch lan toả.
  • Nghiệm pháp Von-Kaulla, FDP
  • Đánh giá tình trạng tiêu sợi huyết.
  • Thời gian Cephalin kaolin
  • Xác định rối loạn đông máu theo con đường nội sinh.
  • Co cục máu
  • Đánh giá tình trạng tiểu cầu, của fibrin, yếu tố XIII.
  • Máu chảy, máu đông
  • Đánh giá tình trạng đông, cầm máu.
  • Các yếu tố đông máu
  • Chẩn đoán các rối loạn đông máu và bệnh ­ưa chảy máu.

23, Sắt huyết thanh (Iron)

Nam: 11-28 µmol/L

Nữ:  6,6-26 µmol/L

  • Thiếu máu do tan máu, thiếu máu Biermer; hội chứng nhiễm sắt huyết tố (Hemochromatosis).
  • Viêm gan cấp tính (tăng cao nhất vào khoảng ngày thứ 15 rồi giảm dần vào tuần thứ 4 -6 của bệnh), xơ gan.
  • Thiếu máu nhược sắc thiếu sắt do bị mất máu.
  • Trong một số bệnh nhiễm khuẩn, ung thư, bệnh chất tạo keo.
  • Ferritin

+ Nam: 67-899 pmol/L

+ Nữ < 50 tuổi: 34-377 pmol/L

+ > 50 tuổi: như giá trị của nam.

Trong bệnh nhiễm sắc sắt tố mô, thiếu máu (ác tính, tan máu, Thalassemia), bệnh bạch cầu (Leucemia) cấp, đợt tiến triển của Leucemia mạn, u lympho (lymphoma),  u tủy, Hodgkin, nhiễm trùng cấp và  mạn, tổn thương mô, …

24, Giảm trong thiếu máu thiếu sắt (iron deficiency anemia).

Transferrin: 25,2-45,4 mmol/L.

  • Transferrin là một glycoprotein có khối lượng phân tử 79570 Da, là một protein vận chuyển sắt trong huyết thanh.
  • Mức độ transferrin huyết thanh giảm khi sắt dự trữ giảm.

TfS (Transferrin saturation)

Nam =  20-50%.

Nữ  =  15-50%.

  • Trong thiếu hụt sắt, độ bão hoà transferrin (= sắt huyết thanh/ transferrin) giảm là một chỉ dẫn rất nhạy của thiếu sắt.
  • TIBC (Total iron- binding capacity): 43,0-80,6 µmol/L (240-450µg/dL).
  • Khả năng gắn sắt toàn phần (TIBC) là tổng lượng sắt huyết thanh và khả năng gắn sắt không bão hoà (UIBC). Như vậy, TIBC là nồng độ sắt tối đa mà transferrin có khả năng gắn.
  • TIBC tăng và độ bão hoà transferrin giảm trong thiếu máu, thiếu sắt.
  • Sắt huyết thanh giảm và TIBC giảm là đặc điểm của thiếu máu do các rối loạn mạn tính, ung thư hoặc do các nhiễm trùng.

UIBC (Unsaturated iron-binding capacity): 20-62 mmol/L.

  • Khả năng gắn sắt không bão hoà (UIBC) là số lượng sắt có thể gắn thêm được vào transferrin. UIBC cùng sắt huyết thanh, TIBC và ferritin được sử dụng để đánh giá xem có hay không sự thiếu hụt sắt.

sTfR (Soluble transferrin recepxor): 9,6-29,6 nmol/L.

  • Recepxor của transferrin hoà tan (rTfR) là một protein xuyên màng thấy ở tất cả các tế bào. Nó có vai trò là cung cấp sắt cho tế bào bằng cách gắn transferrin chứa sắt vào bề mặt tế bào và vận chuyển sắt vào bên trong tế bào.
  • Việc xác định nồng độ rTfR huyết thanh có ý nghĩa trong:
  • rTfR tăng sinh hồng cầu quá mạnh như trong thiếu máu tan máu tự miễn,  chứng tăng hồng cầu và Thalassemia.
  • rTfR huyết thanh cũng tăng trong thiếu máu thiếu sắt, đặc biệt là thiếu máu do bệnh mạn tính.

Người làm công tác xét nghiệm gọi là Kỹ thuật viên xét nghiệm y học. Để có thể trở thành Kỹ thuật viên xét nghiệm, bạn có thể đăng ký học Trung cấp Kỹ thuật xét nghiệm y học tại Trường Trung cấp Y khoa Pasteur

dao-tao-xet-nghiem-y-hoc

Khi là sinh viên của Trường Trung cấp Y khoa Pasteur thì kiến thức tối thiểu, cơ bản của sinh viên khi tốt nghiệp là thực hành các kỹ thuật xét nghiệm y học thuần thục, đọc, hiểu và phân tích các chỉ số xét nghiệm huyết học.

Hồ sơ và thời gian đào tạo tham khảo tại đây: Hồ sơ đăng ký học Trung cấp y dược

Có thể bạn quan tâm

Vì sao Cao đẳng Điều dưỡng thu hút nhiều thí sinh đăng ký theo học?

Học Cao đẳng Điều dưỡng luôn là cơ hội thứ 2 dành cho những thí …