Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Tìm hiểu các phương pháp chữa trị thoái hóa đốt sống L5 S1

Tìm hiểu các phương pháp chữa trị thoái hóa đốt sống L5 S1

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

20/02/2021 7 Lượt xem

Thoái hóa đốt sống L5 S1 là một trong các bệnh xương khớp xuất hiện phổ biến nhất hiện nay. Bệnh lý này gây ra nhiều vấn đề tiêu cực đến sức khỏe, khả năng vận động của người bệnh hoặc thậm chí có thể làm khởi phát bại biệt.

Thoái hóa đốt sống L5 – S1 là bệnh xương khớp phổ biến, gây ảnh hưởng tiêu cực tới  khả năng vận động

Thoái hóa đốt sống L5 – S1 là bệnh xương khớp phổ biến, gây ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng vận động

Thoái hóa đốt sống L5 S1 là gì?

Thoái hóa đốt sống L5 – S1 là tình trạng biến đổi hình thái của các tổ chức liên quan như dây chằng, đĩa đệm, gai xương… tại vị trí đốt sống L5 – S1. Thông thường, tình trạng này xảy ra do đốt sống chịu quá nhiều áp lực hoặc dưới tác động của quá trình lão hóa tự nhiên khiến sụn khớp bị bào mòn, đĩa đệm, bao khớp bị tổn thương và mất đi độ đàn hồi.

Thoái hóa đốt sống L5 S1 xảy ra khá phổ biến do vị trí này được xem là bản lề của cột sống thắt lưng, phải chịu nhiều sức ép từ tải trọng phần trên của cơ thể kết hợp với các tác động từ hoạt động đi lại, làm việc. Tuy nhiên, một khi vùng đốt sống L5 – S1 gặp tổn thương, thoái hóa sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như khả năng vận động của người bệnh.

Nguyên nhân và triệu chứng của thoái hóa đốt sống L5 S1

Nhìn chung, thoái hóa đốt sống L5 S1 là hệ quả của việc đĩa đệm, cột sống phải chịu nhiều áp lực khiến phần xương dưới sụn, bao xơ bị tổn thương và dần trở nên xơ cứng. Trong đó, các nguyên nhân cụ thể gây nên tình trạng này là:

  • Tuổi tác: Theo thời gian, dưới sự ảnh hưởng của môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khiến cột sống dần suy yếu và thoái hóa.
  • Chấn thương: Các chấn thương tác động trực tiếp vào đốt sống L5 – S1 có thể khiến sụn khớp, đĩa đệm tại khu vực này bị tổn thương. Lâu dần, chúng sẽ ngày càng yếu đi, khả năng chịu lực kém.
  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, xương khớp, đĩa đệm không nhận đủ lượng dưỡng chất cần thiết từ đó đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
  • Do làm việc quá sức: Thường xuyên mang, vác vật nặng, làm việc quá sức khiến áp lực đè nén lên cột sống, đĩa đệm tăng mạnh từ đó tạo điều kiện cho thoái hóa cột sống xuất hiện.
  • Do một số bệnh lý khác: Một số bệnh lý khác cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa đốt sống L5 – S1 là viêm khớp dạng thấp, lao cột sống, loãng xương…

Dấu hiệu giúp sớm nhận biết thoái hóa đốt sống L5 – S1 như sau:

  • Người bệnh cảm thấy đau nhẹ, đau âm ỉ tại vùng đốt sống bị thoái hóa.
  • Cơn đau tăng mạnh khi người bệnh vận động, ho, hắt hơi và có xu hướng lan sang những vùng xung quanh.
  • Người bệnh thường có cảm giác cứng khớp, tê bì nhất là vào buổi sáng.
  • Tại vị trí thoái hóa, đốt sống phát ra tiếng lục cục khi người bệnh vận động.

Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng để nhận biết bệnh sớm

Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng để nhận biết bệnh sớm

Hướng dẫn điều trị thoái hóa đốt sống L5 S1

Một số phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống thắt lưng L5 – S1 được sử dụng phổ biến như sau.

Chẩn đoán thoái hóa đốt sống

Các phương pháp được dùng để chẩn đoán thoái hóa đốt sống hiện nay là:

  • Khám sàng lọc dựa trên các triệu chứng cũng như tiền sử bệnh lý của người bệnh.
  • Sử dụng các xét nghiệm kiểm tra bằng hình ảnh như chụp X – Quang tư thế thẳng và nghiêng, chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm toàn phần…

Dựa trên những kết quả này, bác sĩ sẽ đưa ra các kết luận chính xác về tình trạng bệnh lý cũng như hướng điều trị cho từng trường hợp.

Ứng dụng Tây y trong điều trị bệnh

Theo Bác sĩ Trung cấp Dược Hà Nội, với thoái hóa đốt sống L5 – S1, ở trường hợp nhẹ, người bệnh có thể được điều trị nội khoa bằng thuốc. Trong đó, các loại thuốc thường được sử dụng phổ biến trong phác đồ điều trị thoái hóa cột sống L5 – S1 là:

  • Các loại thuốc giảm đau điển hình như Acetaminophen, thuốc uống  Steroid, thuốc ức chế thần kinh…
  • Nhóm thuốc giãn cơ, giảm tình trạng co thắt như Baclofen, Carisoprodol, Metropole…
  • Nhóm thuốc chống, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp như Glucosamine, Chondroitin…
  • Thuốc tiêm ngoài màng cứng Steroid giúp giảm đau trực tiếp.
  • Lưu ý, các loại thuốc điều trị thoái hóa đốt sốngL5 – S1 có thể làm phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn vì vậy người bệnh chỉ nên dùng thuốc đã được kê đơn và tránh tình trạng lạm dụng thuốc.
  • Ngoài ra, ở những trường hợp nặng, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các can thiệp ngoại khoa nhằm tác động trực tiếp vào vùng bị thoái hóa để phục hồi cấu trúc ban đầu của cột sống. Phương pháp này được đánh giá đem lại nhiều hiệu quả tích cực, tuy nhiên, khu vực cột sống có chứa nhiều dây thần kinh vì vậy việc tiến hành phẫu thuật tại đây cũng tiềm ẩn các rủi ro.
  • Người bệnh chỉ nên thực hiện điều trị ngoại khoa khi được bác sĩ yêu cầu và nên lựa chọn các đơn vị y tế uy tín, sở hữu đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để tiến hành làm phẫu thuật.

Sử dụng Đông y trong điều trị thoái hóa đốt sống

Thuốc Đông y trị thoái hóa đốt sống có tác dụng giúp loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh đồng thời kiểm soát tốt các cơn đau và trạng thái tê bì, cứng khớp. Ngoài ra, các thảo dược Đông y còn hỗ trợ phục hồi sụn khớp, đĩa đệm giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại khả năng vận động ban đầu.

Bài thuốc thường được sử dụng trong điều trị thoái hóa cột sống L5 – S1 là:

  • Các vị thuốc: 12g mẫu đơn đỏ – ứng mẫu đơn trắng, 9g quế chi – cát căn, 15g kê huyết đắng, 6g củ gừng, 18g hoàng kỳ cùng 4 quả táo tàu. Trong trường hợp người bệnh bị huyết ứ thì có thể sử dụng thêm địa linh, nụ hồng, hắc lục hương. Ngoài ra, với tình trạng phát bệnh do hàn thấp thì có thể cho thêm 9g khương hoạt và mộc thông.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc sau khi rửa sạch được cho vào ấm sắc đến khi cạn còn khoảng 3 bát nước thì dừng lại. Nước thuốc sau khi gạn được chia thành nhiều phần, sử dụng trong ngày sau các bữa ăn. Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, người dùng nên uống thuốc nóng và duy trì phương pháp này đều đặn mỗi ngày.

Bài thuốc Đông y được chế xuất từ các thảo dược thiên nhiên vì vậy thuốc không làm phát sinh tác dụng phụ trong quá trình trị bệnh. Tuy nhiên, các vị thuốc sau khi đi vào tạng phủ sẽ phát huy công dụng từ từ, đòi hỏi thời gian sử dụng lâu (khoảng 2 – 3 tháng cho 1 liệu trình dùng thuốc).

Ngoài ra, bài thuốc Đông y được xây dựng theo công thức riêng biệt tùy theo mức độ nặng nhẹ cũng như đặc điểm cơ địa của từng người. Do vậy, để đảm bảo hiệu quả điều trị như mong muốn, người bệnh nên đến khám tại các phòng khám, nhà thuốc Đông y để được bắt mạch, chẩn bệnh và kê đơn chính xác.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …