Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Thông tin hữu ích dành cho cha mẹ về bệnh trĩ ở trẻ em

Thông tin hữu ích dành cho cha mẹ về bệnh trĩ ở trẻ em

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

20/04/2021 4 Lượt xem

Bệnh trĩ có thể gặp phải ở bất cứ độ tuổi nào, kể cả với trẻ em nếu như không được chăm sóc đùng cách và chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Vậy nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em là gì?

Bệnh trĩ ở trẻ em

Bệnh trĩ ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em là gì?

Bác sĩ Trung cấp Dược Hà Nội cho biết một số nguyên nhân có thể khiến trẻ mắc bệnh trĩ bao gồm:

Ngồi trên bề mặt cứng liên tục trong thời gian dài hoặc ngồi bô quá lâu thì nguy cơ trẻ mắc bệnh trĩ sẽ cao hơn bình thường. Thời gian ngồi trên bề mặt cứng hoặc ngồi bô quá lâu dẫn đến máu dồn tại và tích tụ ở vùng xương chậu, dễ dẫn đến trĩ.

+ Thói quen cố gắng rặn mạnh khi đi đại tiện.

+ Chế độ ăn uống thiếu cân đối, như ăn ít chất xơ, không uống đủ nước, làm tăng nguy cơ táo bón, nguy cơ dẫn đến trĩ.

+ Quấy khóc dữ dội và thường xuyên sẽ dễ khiến trẻ em bị trĩ. Nguyên nhân là vì khi la khóc dữ dội, máu trong cơ thể sẽ bị đẩy dồn xuống vùng xương chậu và làm gia tăng áp lực lên bụng từ bên trong, dẫn đến tình trạng ứ đọng máu trong khu vực trực tràng.

+ Viêm ruột cũng là yếu tố liên quan đến sự hình thành búi trĩ.

+ Tương tự như người lớn, ít vận động, không tham gia chơi thể thao là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở trẻ em.

Biểu hiện, triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em

Bố mẹ cần phải theo dõi cẩn thận và lưu ý đến một vài triệu chứng nhất định sau để xác định xem bé có đang bị trĩ hay không.

Đại tiện xuất hiện ra máu

Khi mắc phải bệnh trĩ, trẻ phải cố rặn để đẩy phân ra ngoài, điều này vô tình gây áp lực lên hậu môn, phân đi ra ngoài kèm theo máu hoặc có những bé tuy không đi ngoài vẫn có máu ở vùng hậu môn. Dấu hiệu này thấy rõ hơn khi bạn dùng khăn giấy vệ sinh cho bé, máu sẽ thấm trên giấy vệ sinh.

Đại tiện khó khăn

Đây là dấu hiệu điển hình mà bất cứ trẻ khi bị bệnh trĩ đều gặp phải. Bạn nên để ý khi thấy bé đi đại tiện ngồi quá lâu, hay bé có các biểu hiện khó chịu hay nhăn nhó gào khóc mỗi khi đi vệ sinh. Đó chính là các dấu hiệu cho thấy bé đang bị các vấn đề đường tiêu hóa và đặc biệt là mắc bệnh táo bón hoặc trĩ.

Trẻ bị trĩ thường bị táo bón

Do phân ở lại trong trực tràng lâu sẽ hút nước và bị cứng, khô. Cha mẹ cũng nên để ý dấu hiệu này khi vệ sinh cho trẻ.

Ngoài ra, trẻ cũng hay bị sốt cao do phản ứng viêm ở búi trĩ nhiễm khuẩn, trẻ quấy khóc nhiều, trẻ khó ngủ, dáng đi của bé khác với mọi khi. Khi ngồi lâu hay kêu đau, cha mẹ khi vệ sinh cho bé mà chạm vào vùng mông bé hay kêu đau.

Nếu phụ huynh nghi ngờ trẻ đang mắc bệnh trĩ, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Mặc dù có biểu hiện giống bệnh trĩ nhưng có thể những dấu hiệu bệnh không phải do bệnh trĩ gây ra, ví dụ như khi thấy trẻ đi ngoài ra máu thì vẫn có khả năng trẻ mắc phải một bệnh lý khác nghiêm trọng hơn.

Phụ huynh cần lưu ý khi trẻ thường xuyên bị táo bón

Phụ huynh cần lưu ý khi trẻ thường xuyên bị táo bón

Cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em như thế nào?

Theo thầy thuốc chia sẻ, cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ cần căn cứ vào đặc điểm bệnh cảnh của trẻ để áp dụng phương pháp cải thiện thích hợp. Ở nhà, gia đình có thể áp dụng một trong những cách sau đây để hạn chế tác hại của bệnh.

+ Điều chỉnh lại chế độ ăn uống của trẻ để trở nên cân đối hơn, tránh việc chỉ cho ăn một loại thức ăn. Nên thường xuyên bổ sung cho trẻ các rau củ, hoa quả, trái cây tươi ngon để cung cấp đầy đủ chất xơ, hạn chế nguy cơ trẻ bị táo bón.

+ Giúp trẻ hình thành thói quen đi đại tiện đúng giờ, tốt nhất mỗi ngày đại tiện một lần vào một thời điểm nhất định.

+ Giữ gìn vệ sinh tại khu vực hậu môn, nên rửa nước ấm sau khi đại tiện và trước khi đi ngủ. Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị bệnh, có thể dùng thuốc xông hơi bên ngoài, chẳng hạn như thuốc xông hơi được tổng hợp từ cây kinh giới… để cải thiện tuần hoàn máu tại vùng cửa hậu môn.

Bệnh trĩ ở trẻ em không chỉ gây ra đau đớn, khó chịu mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh có nguy cơ dẫn đến mất máu, nhiễm trùng nặng nếu không tiến hành điều trị từ sớm. Bậc cha mẹ nên lưu ý để đưa trẻ đi khám và điều trị bệnh kịp thời để tránh những biến chứng làm ảnh hưởng đến bé.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …