Danh mục
Trang chủ > Liên Thông Đại Học Y Dược > Cử Nhân Điều Dưỡng > Sự Phát Triển của Ngành Điều Dưỡng Việt Nam

Sự Phát Triển của Ngành Điều Dưỡng Việt Nam

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

06/09/2015 869 Lượt xem

Ngành Điều dưỡng – ngành học ngày càng được chú trọng. Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và mỗi gia đình. Người ốm yếu và người già là người hiểu rõ hơn cả giá trị của sức khoẻ. Đầu tư cho sức khoẻ là đầu tư cho sự phát triển giống nòi, xã hội, đất nước và mang lại chất lượng cuộc sống cho mỗi các nhân, gia đình.

Tuổi thọ của người Việt Nam ngày càng được cải thiện đồng nghĩa với tỷ lệ người cao tuổi ngày một tăng dẫn đến nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao và vai trò của người cán bộ Y tế càng nặng nề.

trung-cap-lien-thong-dai-hoc-dieu-duong

Nói đến chăm sóc sức khoẻ, chúng ta không thể không nhắc tới người điều dưỡng và nghề điều dưỡng. Họ là lực lượng chính mang dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tới cộng đồng, tới vùng khó khăn, vùng dân tộc ít người, vùng xa xôi hẻo lánh. Có thể nói, người đầu tiên đón em bé chào đời là người Hộ sinh. Người nâng giấc, chăm sóc, an ủi người bệnh lúc đau yếu, những giờ phút cuối đời tại bệnh viện chính là Người điều dưỡng. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá dịch vụ chăm sóc sức khoẻ do Người điều dưỡng – hộ sinh cung cấp là trụ cột của hệ thống Y tế.

Về hệ thống tổ chức, nghề Điều dưỡng đã được Nhà nước quan tâm và phát triển ở tất cả các cấp quản lý của ngành Y tế. Hiện tại một Điều dưỡng đang giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám của bệnh, nơi có một Phòng Điều dưỡng với tất cả các thành viên là điều dưỡng. Các Sở Y tế có Điều dưỡng trưởng Sở Y tế, các bệnh viện có Phòng Điều dưỡng. Các trường y tế có khoa hoặc bộ môn điều dưỡng. Một số bệnh viện, trường Y tế có lãnh đạo là điều dưỡng. Như vậy, Người điều dưỡng Việt Nam đã được Nhà nước, ngành Y tế thừa nhận và họ đang góp phần quan trọng trong việc đề xuất và xây dựng chính sách cho Điều dưỡng – Hộ sinh.

Về Hội nghề nghiệp, Hội Điều dưỡng Việt Nam được thành lập năm 1990, tới nay đã hơn 30 năm, 30 năm qua không phải là dài nhưng là quá trẻ so với nhiều hội Y khoa khác trong nước và còn rất trẻ so với các Hội điều dưỡng nước ngoài. Song, lịch sử phát triển ngành nghề điều dưỡng Việt Nam từ năm 1990 đến nay gắn liền với sự phát triển Hội Điều dưỡng Việt Nam.

hoi-dieu-duong-vien

Bên cạnh những thành tích đạt được như chăm sóc về tinh thần và thể chất cho bệnh nhân ngày càng tốt hơn thì cũng có những tồn tại và thách sau đối với ngành Y tế:

  • Quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện (18%), đặc biệt là bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương dẫn đến sự quá tải bệnh nhân, do đó làm tăng tình trạng thiếu nhân lực vốn có, đặc biệt là thiếu điều dưỡng.
  • Trình độ Điều dưỡng còn thấp, tỷ lệ Điều dưỡng tốt nghiệp trình độ Cao đẳng – Đại học dưới 10% và tỷ lệ Điều dưỡng trung học là > 80% dẫn đến tính chủ động trong chăm sóc, khả năng nhận định và ra quyết định độc lập trong chăm sóc kéo theo hiệu xuất, chất lượng chăm sóc điều dưỡng hạn chế.
  • Nhận thức của cán bộ, sự tự ty, an phận của nhân viên y tế về người điều dưỡng cũng phần nào ảnh hưởng tới mức độ bao phủ và mở rộng chăm sóc người bệnh toàn diện tại các bệnh viện.

Đối tượng chăm sóc của ngành Y tế bao gồm các đối tượng từ người trẻ đến người cao tuổi và mọi tầng lớp trong xã hội. Tổ chức Y tế Thế giới (2009) cho biết dân số Việt Nam hiện nay khoảng 86 triệu người với tuổi thọ trung bình là 72, nữ là 75 và nam là 70 tuổi. Xu hướng số người cao tuổi và trẻ em tăng lên sẽ làm tăng gánh nặng kinh tế – xã hội để duy trì ổn định cuộc sống khoẻ mạnh của họ. Đứng trước thực trạng trên, Người điều dưỡng và hội nghề nghiệp phải xác định sứ mệnh, nhiệm vụ của mình chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh tại các cơ sở y tế, cho người dân ở cộng đồng và đặc biệt là cho những người cao tuổi và trẻ em.

Những phân tích trên để cho thấy nhu cầu về ngành Điều dưỡng ở nước ta là vô cùng lớn. Nó phát triển theo hướng dịch vụ. Khi xã hội ngày càng phát triển, kinh tế ngày càng giàu mạnh thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe đòi hỏi kỹ năng tay nghề cao hơn, người Điều dưỡng tinh tế, nhẹ nhàng và khéo léo hơn. Để đáp ứng nhu cầu này thì cơ sở vật chất ngành Y tế cũng ngày càng được đầu tư với các trang thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ y tế cũng cần bổ sung, trau dồi kiến thức liên tục. Điều này lý giải được vì sao nhu cầu học Liên thông Đại học Điều dưỡng của các Điều dưỡng viên là rất cấp bách.

lien-thong-dai-hoc-nganh-dieu-duong

Địa chỉ liên hệ đăng ký tuyển sinh liên thông cử nhân Điều dưỡng

Địa điểm bán và nhận hồ sơ: Phòng 115 – Nhà N1 – Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở).

Điện Thoại : 09.8258.8258 – 09.8259.8259

Tham khảo: Liên Thông Đại Học Điều Dưỡng Học Thứ 7, Chủ nhật

Có thể bạn quan tâm

tuyen-sinh-lien-thong-dai-hoc-dieu-duong

Thông Báo Tuyển Sinh Liên Thông Đại Học Điều Dưỡng

THÔNG BÁO TUYỂN SINH LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG Ngành điều dưỡng luôn là …