Danh mục
Trang chủ > Hỏi Đáp Học Tập > Phân Biệt Chức Danh Cán Bộ Y Tế Qua Màu Áo Blouse

Phân Biệt Chức Danh Cán Bộ Y Tế Qua Màu Áo Blouse

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

24/04/2015 468 Lượt xem

ao-blouse-trang

Hình ảnh bác sĩ gắn liền với chiếc áo blouse trắng đã đi sâu vào trong tiềm thức của chúng ta. Nhưng bạn có biết trong ngành y không chỉ có áo blouse trắng tinh khiết, mà phân biệt bởi những màu sắc khác nhau. Vậy sự khác biệt màu áo blouse có ý nghĩa gì? Bộ y tế sẽ thay đổi trang phục ngành y tế như thế nào?

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao khi mình đi khám bệnh thường thấy bác sĩ mặc áo blouse trắng, nhưng khi vào phòng mổ lại là màu xanh chưa?

Áo Blouse thường có màu trắng vì màu trắng tượng trưng của sự sạch sẽ, tinh khiết. Về sau người ta nhận thấy màu trắng quá tương phản với màu đỏ của máu, làm cho các bác sĩ nhanh mỏi mắt hơn khi phải nhìn 2 màu tương phản đó, đặc biệt là các bác sĩ phẫu thuật. Phòng mổ là môi trường làm việc đặc biệt, khi tiếp xúc với đèn chiếu công suất lớn lâu, kíp trực thường mỏi, lóa mắt. Theo nghiên cứu khoa học và thực tế, màu xanh là màu tốt nhất để tạo cảm giác dễ chịu cho mắt để kíp mổ giảm bớt áp lực cho mắt vì nó đối lập với màu đỏ. Lý giải cho điều này như sau:

  • Thứ nhất, nhìn vào màu xanh đậm hoặc xanh nhạt khiến bác sĩ nhìn rõ các vật có màu đỏ hơn, bao gồm các bộ phân dính đầy máu bên trong cơ thể của bệnh nhân khi phẫu thuật. Bộ não nhận biết các màu có liên quan đến nhau. Nếu bác sĩ phẫu thuật nhìn vào vật gì đó đỏ hoặc hồng, não trở nên bão hòa với nó. Tín hiệu màu đỏ trên não mất dần, điều này khiến việc quan sát sắc thái của cơ thể người trở nên khó khăn hơn. Thường xuyên nhìn vào vật gì đó màu xanh có thể khiến mắt nhạy cảm hơn với các sắc độ khác nhau của màu đỏ.
  • Thứ hai, việc quá tập trung vào màu đỏ có thể dẫn tới các ảo giác màu xanh trên nền trắng. Các bóng ma màu xanh có thể xuất hiện nếu bác sĩ chuyển hướng nhìn từ các mô màu đỏ trong cơ thể sang cái gì đó màu trắng, ví dụ như rèm tre phẫu thuật hay bộ quần áo của bác sĩ gây mê. Một ảo ảnh màu xanh của màu đỏ bên trong cơ thể bệnh nhân có thể xuất hiện trên một nền trắng. (Bạn có thể tự thử ảo ảnh “sau tác động” này). Ảo ảnh có thể bám theo bất cứ chỗ nào bác sĩ phẫu thuật nhìn vào, tương tự như các điểm trôi nổi chúng ta thấy sau ánh đèn flash của máy ảnh.

ao-blouse-xanh

Hiện tượng này xuất hiện vì ánh sáng trắng chứa tất cả các màu của cầu vồng, bao gồm màu đỏ và màu xanh. Nhưng khi mắt đang mệt mỏi với màu đỏ, sự cạnh tranh giữa màu đỏ và màu xanh khiến não đưa ra tín hiệu “màu xanh”. Tuy nhiên, nếu bác sĩ nhìn vào áo blue màu xanh thay vì màu trắng, các bóng ma khó chịu sẽ hòa vào màu xanh và không gây sao lãng.

Có nhiều màu xanh được sử dụng trong phòng mổ, không chỉ ở các bệnh viện Việt Nam mà cả trên thế giới. Có nơi dùng màu xanh lá cây, có nơi xanh thẫm, xanh lục… nhưng đều là những màu cho mắt cảm giác dễ chịu nhất.

Để thuận tiện cho việc phân biệt cán bộ y tế, trang phục y tế sẽ thay đổi như thế nào?

Quy định về trang phục cho cán bộ nhân viên y tế đã có từ lâu, tuy nhiên trong quá trình áp dụng còn nảy sinh nhiều tồn tại, thiếu sự thống nhất giữa các cơ sở khám chữa bệnh.

Kiểu dáng thiết kế trang phục tiên Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến với tất cả các bệnh viện trong cả nước để triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Một trong 7 giải pháp mà Bộ Y tế đưa ra là thống nhất về trang phục y tế trong các cơ sở khám, chữa bệnh để người dân nhận biết được các chức danh bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, nhân viên hành chính, sinh viên y khoa thực tập trong bệnh viện, để từ đó giám sát thái độ phục vụ của họ một cách dễ dàng hơn.

  • Theo đó, trang phục Bác sĩ, Dược sĩ sẽ giữ nguyên màu trắng và kiểu dáng như hiện nay với áo blouse, cổ bẻ danton, chiều dài áo quá gối 5-10cm, quần âu 2 ly, túi chéo… Trang phục của bác sĩ phẫu thuật, gây mê hồi sức sẽ là màu xanh cổ vịt.
  • Trang phục của điều dưỡng, kỹ thuật viện, hộ sinh có 2 phương án: Áo trắng viền xanh dương ở cổ hoặc trang phục màu xanh dương.
  • Với nhân viên hành chính, thu ngân, có 2 phương án: Áo sơ mi màu trắng, quần hoặc chân váy sẫm màu hoặc áo sơ mi màu xanh nhạt, quần hoặc chân váy sẫm màu.

Mục đích của việc thay đổi màu sắc trang phục y tế trong bệnh để bệnh nhân và người nhà dễ nhận biết các chức danh nghề nghiệp như y sĩ, y tá hành chính, điều dưỡng viên, hộ lý, bác sĩ…

Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, nhất thiết phải phân biệt màu sắc trang phục của nhân viên y tế.

Có thể bạn quan tâm

Muốn được thực hành nhiều nên chọn trường nào để học văn bằng 2 Cao đẳng Dược?

Thực hành giúp kỹ năng tay nghề của sinh viên được nâng cao, cho nên …