Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Nước súc họng nên dùng thế nào để bảo vệ đường hô hấp?

Nước súc họng nên dùng thế nào để bảo vệ đường hô hấp?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

23/03/2020 9 Lượt xem

Ngoài khẩu trang, nước rửa tay thì nước súc họng cũng là một sản phẩm cứu cánh tuyệt vời cho mùa dịch Covid -19. Tuy nhiên để có tác dụng ngăn ngừa dịch hiệu quả chúng ta cần sử dụng đúng cách.

Cách chú ý khi dùng nước súc miệng

Cách chú ý khi dùng nước súc miệng

Các loại nước súc họng phổ biến trong mùa dịch

Nước súc họng thường được làm dưới dạng nước hoặc bột pha và được chia làm 3 nhóm chính sau:

  • Nhóm kháng sinh súc họng: Loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất để pha chế các thuốc súc họng là tyrothricine như veybirol-tyrothricine.
  • Nhóm sát khuẩn: Các thuốc sát khuẩn như: betadine gargle, givalex, BBM – muối borat, muối bicarbonat và methol…
  • Nhóm trung hòa pH: Nước muối 0,9%, natribicarbonat…

Các nước súc họng thường được cho thêm một số chất làm dịu, làm mềm niêm mạc họng, giảm đau, giảm viêm, chống dị ứng tại chỗ như benzocaine, menthol, muối salicylate, hexetidine… Giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur lý giải.

Trẻ trên 6 tuổi mới nên dùng nước súc miệng

Trẻ trên 6 tuổi mới nên dùng nước súc miệng

Những vấn đề cần lưu ý khi súc họng

Để bảo vệ sức khỏe cũng như nước xúc họng phát huy được tác dụng đẩy lùi virus, vi khuẩn trong cổ họng chúng ta cần chú ý trong cách sử dụng như sau:

  • Thuốc súc họng thường dùng 2-4 lần/ngày, 1-2 ngụm đầu súc thật sạch họng, sau đó ngậm thuốc trong 5 -10 phút rồi nhổ thuốc ra, tuyệt đối không nuốt. Tuy nhiên, có một số loại nước có thời gian sử dụng ngắn hơn.
  • Khi sử dụng chúng ta cần chú ý đến độ tuổi, phần lớn nước súc miệng chỉ dành cho trẻ từ 6 tuổi trở lên. Một số loại nước có thể gây loét, khô miệng hay thay đổi vị giác. Vì thế bạn nên chú ý hoặc pha loãng dung dịch trước khi súc.
  • Nếu súc họng lâu quá có thể gây sặc ở người già, dẫn tới viêm phổi do hóa chất gây nguy hiểm. Nếu trẻ nhỏ vô tình nuốt phải có thể gây khó chịu tiêu hóa, buồn nôn, nhiễm độc cồn.
  • Nước súc họng thường được sử dụng dưới 10 ngày, trừ nước muối. Nếu sử dụng quá dài ngày cũng gây nên tình trạng mất cân bằng sinh thái của lớp thảm vi khuẩn tại họng và gây ra một số bệnh như nấm họng, viêm loét họng, mất sức đề kháng vùng họng và càng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Hi vọng với những thông tin được ban tuyển sinh Cao đẳng Y dược chia sẻ sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc dùng nước súc họng đúng cách.

Nguồn: trungcapykhoapasteur.com

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …