Danh mục
Trang chủ > Tin Giáo Dục > Những Thay Đổi Mới Trong Ngành Y Tế Việt Nam

Những Thay Đổi Mới Trong Ngành Y Tế Việt Nam

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

26/06/2015 180 Lượt xem

Mô hình Bác sĩ gia đình là mô hình được áp dụng rộng rãi trên Thế giới và bắt đầu được áp dụng tại Việt Nam. Ngành Y tế là ngành mà chữ “Đức” được đặt lên hàng đầu, để đạt được chữ “Đức” thì cán bộ y tế phải được thay đổi từ trong “Tâm”.

dich-vu-bac-si-gia-dinh

Dịch vụ Bác sỹ gia đình

Tiếp Cận Mô Hình Bác Sỹ Gia Đình

Mô hình Bác sỹ gia đình là dịch vụ cung cấp về chăm sóc sức khỏe, kể cả dự phòng điều trị, gần người dân nhất, giúp cho người dân có thể tiếp cận các dịch vụ y tế thân thiện nhất hiện nay, đỡ tốn kém và đỡ mất thời gian. Đây là dịch vụ đã được nhiều nước phát triển rất ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi. Nắm bắt được tính tiện lợi riêng từ dịch vụ này, nước ta cũng bắt đầu tiếp cận và phát triển dịch vụ này để từng bước hoàn thiện hệ thống chăm sóc sức cho nhân dân tối tân nhất có thể.

Mô hình bác sỹ gia đình đã được Bộ Y tế triển khai thí điểm tại 8 tỉnh và đã ban hành thông tư thực hiện thí điểm bác sỹ gia đình và sắp tới sẽ sơ kết để có thể triển khai nhân rộng, phát triển mô hình hiện nay và mô hình hội nhập với quốc tế. Bác sĩ gia đình không có nghĩa là đến tận nhà khám bệnh, mô hình sẽ triển khai với các phòng khám của các bệnh viện huyện, thậm chí đến bệnh viện tỉnh, ở cả trạm y tế xã, phường cũng như phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân.

Các trung tâm này thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu như tiêm chủng, kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, phòng chống các bệnh nhiễm trùng gây dịch cũng như các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, tiểu đường và tuyên truyền cho người dân có lối sống lành mạnh, chất lượng cuộc sống cao.

Đồng thời, khám chữa bệnh có gắn với bảo hiểm y tế với những bệnh thông thường và sau này có thể trang bị được hệ thống có thể thu nhận được bệnh phẩm, chẩn đoán bằng phòng xét nghiệm cho các bệnh nhân đến khám mà không cần phải đi xa; có thể chuyển viện với các bệnh viện tuyến trên và điều quan trọng nữa là ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin nối các thông tin của bệnh nhân tại phòng khám bác sỹ gia đình với bảo hiểm y tế và với các bệnh viện tuyến trên.

Trong tương lai mạng lưới Bác sĩ gia đình sẽ được gắn với những dự án ODA và hệ thống cấp cứu ban đầu đối với người dân sống ở vùng sâu, vùng xa cũng như các vùng thành thị.

Về chất lượng của hệ thống bác sỹ gia đình, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định, bác sỹ gia đình không có nghĩa là sẽ đến tận nhà để khám bệnh và cũng tùy theo trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, để có bác sỹ gia đình thì đào tạo đòi hỏi đầu tiên phải là những bác sỹ đa khoa và sau đó đào tạo định hướng theo bác sỹ gia đình. Người bác sỹ này phải được đào tạo khá toàn diện, hiểu biết tất cả các lĩnh vực của bệnh tật để tiếp cận, hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như điều trị các bệnh thông thường và trong những trường hợp nặng thì mới phải chuyển lên tuyến trên. Mạng lưới bác sỹ gia đình rất phát triển ở các nước đã phát triển cũng như là một số nước khác.

Đây là mô hình đầy hứa hẹn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho người dân và giảm thiểu tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trên.

Đổi Mới Cái “Tâm” Của Cán Bộ Y Tế

Theo Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: “Có một bộ phận không nhỏ cán bộ y tế vẫn có thái độ thờ ơ, thậm chí là quát bệnh nhân… Vì thế, muốn đổi mới phong cách, cán bộ y tế phải đổi mới từ trong não, tim, óc và máu”.

bo-truong-bo-y-te

Bô trưởng Bộ Y tế Nguyễn thị Kim Tiến

Liên quan đến kế hoạch cụ thể của Bộ Y tế trong việc thực hiện đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh để tạo nên một bước đột phá mới, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, ngành y tế có một bệnh mãn tính và nan y đó là thái độ phục vụ của cán bộ y tế đối với bệnh nhân. Thực tế, từ trước đến nay thì hầu hết các cán bộ đã đi theo ngành y dược thì rất đam mê, say mê với nghề nghiệp và tận tâm, tận tụy, không ngại khó ngại khổ đối với việc chăm sóc sức khỏe người dân.

“Tuy nhiên, có một bộ phận không nhỏ cán bộ y tế từ điều dưỡng, kỹ thuật viên cho đến các bác sỹ vẫn có thái độ thờ ơ đối với nỗi đau của bệnh nhân, thậm chí là quát tháo và có tư tưởng ban ơn, cơ chế xin cho; đặc biệt nữa là có những biểu hiện tiêu cực đối với người bệnh”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Để giải quyết những vấn đề này theo Bộ trưởng cần rất nhiều giải pháp đồng bộ và phải có thời gian. Trước hết, Bộ Y tế đang chuẩn bị thực hiện 1 đề án, ban hành quyết định để thực hiện chương trình hành động là đổi mới toàn diện, phong cách và thái độ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh với những nội dung chính như: Lần đầu tiên tổ chức một hội nghị trực tuyến, ban hành nghị quyết này sâu rộng trong ngành y tế từ tuyến trung ương đến tuyến huyện, giao ban với 700 đầu cầu, cơ sở y tế; đã thành lập Ban chỉ đạo cấp trung ương cũng như cấp tỉnh.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, biện pháp chủ yếu nhất là chính từ bên trong người cán bộ y tế, từ trong não, trong tim, trong óc và trong máu phải đổi mới và phải coi người bệnh là trung tâm để phục vụ.

Xem thêm: Tuyển sinh Cao đẳng Dược 2015

Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội tuyển sinh đào tạo Trung Cấp Dược Hà Nội, Trung Cấp Y
Điều Dưỡng Đa Khoa, YHCT, Xét Nghiệm, Nha Khoa, Hộ Sinh, Hình Ảnh Y Học.
Đào tạo Cao đẳng Dược chính quy tại Hà Nội.
Địa chỉ Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Tp. Hà Nội.
Hotline: 09.8258.8258 – 09.8259.8259. Zalo tư vấn: 09.8258.8258