Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Một số bệnh trẻ em thường gặp khi trời lạnh

Một số bệnh trẻ em thường gặp khi trời lạnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

21/01/2021 10 Lượt xem

Trẻ em vốn là đối tượng có sức đề kháng chưa cao, hệ miễn dịch non yếu nên khó thích nghi với những biến đổi của môi trường. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm một số bệnh trẻ thường gặp khi thời tiết chuyển sang lạnh như sau.

Vào mùa lạnh trẻ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp

Vào mùa lạnh trẻ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp

Những bệnh mà bé có thể mắc phải trong mùa đông lạnh là gì?

Theo các Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Dược Hà Nội cho biết, khi thời tiết chuyển sang lạnh, ngoài sự thay đổi nhiệt độ ngày đêm, không khí lạnh cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn hoành hành, trẻ dễ nhiễm bệnh hơn. Dưới đây là một số chia sẻ về bệnh mắc phải trong mùa đông như sau:

Bệnh viêm đường hô hấp

Viêm đường hô hấp là bệnh rất phổ biến mà hầu như trẻ nào cũng mắc trong mùa lạnh. Đây là tình trạng viêm nhiễm của các bộ phận thuộc đường hô hấp trên bao gồm: mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản hay đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm khí quản…

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp chủ yếu là do:

  • Các loại virus.
  • Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A.
  • Phế cầu khuẩn và một số loại nấm.
  • Do dị ứng với thời tiết, không khí, khói bụi, hóa chất…
  • Đặc biệt, sự thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh; uống nước quá lạnh hoặc tiếp xúc với luồng gió lạnh… cũng dễ khiến trẻ mắc bệnh.

Viêm đường hô hấp thường là tổng hợp bệnh do bị cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản… nên khi mắc bệnh, trẻ sẽ có những triệu chứng thường gặp như: sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi, tắc mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, lạc tiếng, giọng mũi, khản đặc có khi mất tiếng, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, thậm chí cả sốt cao và sốt thành cơn…

Mặc dù đây là nhóm bệnh có thể tự khỏi nhưng cũng gây ra không ít mệt mỏi cho trẻ nhỏ. Nếu viêm đường hô hấp trên không được xử trí đúng và kịp thời sẽ dẫn đến viêm đường hô hấp dưới.

Vì vậy, khi trẻ có biểu hiện mắc bệnh viêm đường hô hấp, hãy đưa trẻ đi khám để được dùng thuốc thích hợp.

Cảm lạnh

Trẻ thường bị cảm lạnh vào tất cả những mùa trong năm tuy nhiên tần suất vào mùa đông thì nguy cơ và tần suất cao hơn.

Vào mùa lạnh, nhiệt độ ngoài trời giảm, chênh nhau khá nhiều so với nhiệt độ trong nhà, trẻ lại không mặc đủ ấm, lại tiếp xúc với nhiều gió lạnh… nên rất dễ bị cảm lạnh.

Bên cạnh đó, vi trùng gây bệnh có thể sống trên các đồ chơi của bé, tay nắm cửa và những bề mặt khác trong khoảng thời gian 2 ngày. Có hơn 200 virus gây cảm khác nhau, do đó, con bạn có thể bị mỗi loại vi trùng khác nhau tấn công trong mỗi lần cảm lạnh.

Bé sẽ khoẻ mạnh hơn và ít ốm hơn nếu bạn dạy bé tránh dùng tay quẹt mũi, dụi mắt; thường xuyên rửa tay và rửa tay thật kỹ. Giảm nguy cơ tiếp xúc với vi trùng của bé bằng cách lau chùi sạch sẽ bàn ghế trước khi sử dụng.
Khi bị cảm lạnh, ở trẻ thường xuất hiện những triệu chứng phổ biến như chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho, đau họng, đau đầu, biếng ăn và sốt nhẹ…

Trong trường hợp bé bị cảm lạnh, cha mẹ cần cho con uống đủ nước và nghỉ ngơi, giữ ấm đúng cách. Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị cảm lạnh hay khó thở, môi/móng chuyển màu xanh, thân nhiệt gần 39 độ hoặc cao hơn, đau tai… thì cần đưa trẻ đi khám ngay.

Bé bị cảm lạnh, cha mẹ cần cho con uống đủ nước và nghỉ ngơi, giữ ấm đúng cách

Bé bị cảm lạnh, cha mẹ cần cho con uống đủ nước và nghỉ ngơi, giữ ấm đúng cách

Trẻ bị sốt

Khi trẻ bị sốt khi thời tiết lạnh không phải là điều quá ngạc nhiên với những người làm cha mẹ. Nhưng sốt không phải là bệnh mà nó là triệu chứng do các bệnh viêm nhiễm khác gây ra.

Vào mùa lạnh, do cơ thể không được giữ ấm, thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh hoặc ăn uống không khoa học… mà trẻ dễ bị bệnh, chủ yếu là các bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản… hay các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng tai, nhiễm virus hợp bào hô hấp, viêm dạ dày…

Hầu hết những bệnh này thường liên quan đến viêm nhiễm, nhiễm trùng nên làm tăng nhiệt độ cơ thể, dẫn đến sốt. Tình trạng sốt cao kèm theo đau nhức không những khiến trẻ vô cùng khó chịu mà nếu hông xử trí kịp thời còn trở nên trầm trọng hơn, đe dọa tính mạng. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời để trẻ có một sức khỏe tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …