Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Mách bạn sử dụng các vị thuốc quen thuộc chữa chốc mép ngay tại nhà

Mách bạn sử dụng các vị thuốc quen thuộc chữa chốc mép ngay tại nhà

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

08/02/2021 10 Lượt xem

Chốc mép là một dạng của bệnh chốc lở. Bệnh thường phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi, do vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes gây ra.

Chốc mép là bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra

Chốc mép là bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra

Cách chữa bệnh chốc mép tại nhà nhanh nhất

Các biện pháp điều trị chốc mép thường nhằm mục đích tăng tốc độ lành của các vết thương, cải thiện tình trạng da và ngăn ngừa các biến chứng cũng như sự lây lan nhiễm trùng. Các cách điều trị thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và nhu cầu của người bệnh.

Nếu các triệu chứng không quá nghiêm trọng, trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp nhiễm hợp nhiễm trùng nặng, người bệnh cần dùng kháng sinh để điều trị.

Trong các trường hợp bị chốc mép nhẹ, người bệnh có thể chăm sóc bệnh tại nhà. Tuy nhiên, luôn luôn thảo luận với bác sĩ trước khi tiến hành điều trị.

  • Nha đam

Các thành phần có trong nha đam có thể dưỡng ẩm, kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng da. Ngoài ra, nha đam cũng có thể chống ngứa và làm mềm da. Điều này giúp giảm đau và khó chịu do chốc mép gây ra.

Để chữa chốc mép bằng nha đam người bệnh chỉ cần thoa trực tiếp gel nha đam lên vùng da bệnh. Nếu không có lá nha đam tươi, người bệnh có thể sử dụng thuốc mỡ có chứa nha đam. Tuy nhiên, cần cân nhắc về chất lượng và xuất xứ của sản phẩm trước khi sử dụng.

  • Tỏi

Tỏi có thể điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và nấm. Tỏi và chiết xuất có thể ức chế cả hai loại vi khuẩn gây ra bệnh chốc mép. Do đó, người bệnh có thể dùng tỏi như một phương pháp điều trị thay thế.

Để áp dụng phương pháp này, người bệnh có thể thoa tỏi trực tiếp lên vùng bệnh. Trong lần đầu, phương pháp có thể gây đau và rát nhẹ. Người bệnh cũng có thể thêm tỏi vào công thức nấu ăn để kháng khuẩn từ bên trong.

Lưu ý: là không dùng tỏi để trị chốc mép ở trẻ em. Tỏi có thể làm kích ứng da và bào mòn da của trẻ.

  • Mật ong

Nhiều nghiên cứu cho biết mật ong có thể kháng khuẩn và chống lại virus Staphylococcus và Streptococcus gây bệnh chốc lở.

Để thực hiện biện pháp người bệnh có thể thoa mật ong trực tiếp lên vùng da bệnh. Sau đó để mật ong thấm vào da trong 20 phút và rửa lại với nước ấm. Có thể áp dụng nhiều lần trong ngày khi cảm thấy cần thiết.

  • Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà có thể kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị nhiều tình trạng da bao gồm cả chốc mép.

Để điều trị người bệnh pha loãng tinh dầu theo tỷ lệ 1:10 và thoa lên vùng da bệnh. Người bệnh cũng có thể dùng các sản phẩm nước rửa có chứa tràm trà để vệ sinh vùng da chốc mép.

Lưu ý: là không dùng tinh dầu tràm trà cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Điều này có thể gây kích ứng da, viêm da và làm tổn thương da của trẻ.

  • Hoa cúc

Trong hoa cúc chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, chống viêm và dưỡng ẩm cho da. Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2011 cho biết tinh dầu hoa cúc có thể chống lại vi khuẩn Staphylococcus gây ra bệnh chốc lở.

Để điều trị, người bệnh có thể pha loãng tinh dầu hoa cúc với nước sạch và thoa lên vùng da chốc mép. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể pha trà hoa cúc để sử dụng như nước rửa mặt, tẩy tế bào chết cho da. Ngoài ra, đắp túi trà hoa cúc lên vùng da bệnh cũng làm ẩm và làm mát da.

  • Nghệ

Củ nghệ được biết đến như một vị thuốc chống viêm tự nhiên. Ngoài ra, nghệ cũng có tính kháng khuẩn và chống lại virus gây ra bệnh chốc mép.

Người bệnh có thể trộn bột nghệ với nước sạch và thoa lên vùng da bệnh để điều trị.

Bệnh chốc mép hiếm khi biến chứng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh lây lan, người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị hợp lý.

Tình dầu hoa cúc có thể kháng khuẩn chống viêm và hỗ trợ điều trị chốc mép

Tình dầu hoa cúc có thể kháng khuẩn chống viêm và hỗ trợ điều trị chốc mép

Phòng ngừa bệnh chốc mép như thế nào?

Theo Bác sĩ, Giảng viên Trung cấp Dược Hà Nội, bệnh thường không nguy hiểm và có thể phòng ngừa bằng nhiều cách khác nhau. Điều quan trọng là người bệnh cần vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ và tránh các tổn thương khác.

Để phòng ngừa chốc mép người bệnh nên lưu ý:

  • Vệ sinh vùng da bệnh bằng xà phòng và nước sạch.
  • Không dùng chung khăn mặt, bàn chải hoặc vật dụng cá nhân với người khác.
  • Thường xuyên rửa tay và tránh chạm vào vùng da bệnh chốc mép.
  • Cắt ngắn móng tay của người bệnh để tránh làm tổn thương vùng da bệnh và làm nhiễm trùng lan rộng.

Nếu bị chốc mép kéo dài hoặc tái phát, người bệnh nên đến bệnh viện để hướng dẫn cụ thể. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn khi có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào về bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …