Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân gây bệnh nào?

Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân gây bệnh nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

18/03/2020 16 Lượt xem

Bệnh hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh trẻ em nguy hiểm nên mẹ cần chú ý để sớm có biện pháp thăm khám và điều trị kịp thời. Vậy bệnh do nguyên nhân nào gây nên?

Không chỉ người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng bị hạ đường huyết

Không chỉ người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng bị hạ đường huyết

CÙNG TÌM HIỂU BỆNH LÝ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH LÀ GÌ?

Các triệu chứng của hạ đường huyết thường xảy ra ở trẻ sơ sinh bệnh lí. Bệnh được xác định bởi đường máu giảm (dưới 40mg/dl ở trẻ đủ tháng, dưới 20mg/dl ở trẻ đẻ non), kèm theo các dấu hiệu lâm sàng của hạ đường huyết và mất đi sau khi được điều trị bằng Glucoza.

Hạ đường huyết dai dẳng có thể gây tổn thương cho não của trẻ sơ sinh và để lại hậu quả lâu dài nếu không được phát hiện và chưã trị kịp thời.

Có hai thể hạ đường huyết:

  • Thể xuất hiện sớm, thường phục hồi sau một thời gian điều trị
  • Thể thứ phát

NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY NÊN BỆNH HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH?

Nguyên nhân gây nên bệnh hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh gồm:

  • Giảm dự trữ glycogen gặp ở những trẻ ít cân so với tuổi thai, những trẻ suy dinh dưỡng trong thai, chậm phát triển trong tử cung, sinh đôi, dị tật bẩm sinh.
  • Tăng insulin trong máu do: người mẹ mang thai mắc bệnh tiểu đường hoặc do u tuyến tụy (tăng hoạt động của tế bào Langerhans)
  • Các nguyên nhân khác bao gồm như: ngạt khi đẻ, nhiễm khuẩn nặng như nhiễm khuẩn máu

TRIỆU CHỨNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT SƠ SINH

Những triệu chứng thường gặp ở bệnh hạ đường huyết sơ sinh là:

  • Lơ mơ, li bì hoặc kích thích
  • Người mềm nhũn
  • Run, co giật nhẹ
  • Ngừng thở từng cơn, tím tái
  • Rên nhẹ hoặc khóc thét

Ngoài ra trẻ có thể bỏ bú mẹ.

Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm nhất có thể

Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm nhất có thể

HƯỚNG ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH HẠ ĐƯỜNG HUYẾT SƠ SINH

Hướng điều trị hạ đường huyết sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết thì có thể cách điều trị sau:

  • Tiêm dịch truyền: Glucoza tiêm tĩnh mạch chậm trong 10 phút.
  • Sau 12 – 24 giờ, cho thêm Clorua Natri.
  • Sau 24 – 48 giờ, cho tiếp Clorua Natri.
  • Cho bệnh nhân ăn sớm nhất khi bệnh nhân có thể ăn được.

Đối với thể dai dẳng: Nếu điều trị như trên không làm giảm được triệu chứng hạ dường huyết sơ sinh thì cần điều trị thêm:

  • Hydrocortison.
  • Glucagon.
  • Diazoxit.
  • Phẫu thuật nếu có khối u tụy.

Theo Bác sĩ, Giảng viên Trung cấp Dược cho biết: Khi dùng thuốc, nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nội tiết để trong mắc phải những hậu quả không mong muốn khi sử dụng thuốc.

Phòng ngừa hạ đường huyết sơ sinh

Cho trẻ sơ sinh bú mẹ sớm khi trẻ có thể bú được. Những trẻ có nhiều nguy cơ cần được theo dõi, nếu cần làm xét nghiệm máu và điều trị sớm.

Điều chỉnh chế độ ăn khi trẻ bị bệnh

  • Áp dụng cho mức glucose huyết thanh của trẻ từ 2 – 2.6 mmol/l và không có triệu chứng.
  • Bú mẹ sớm ngay sau khi sinh. Trong một số trường hợp, trẻ có nguy cơ được cho ăn sớm ngay trong giờ đầu sau sinh và sàng lọc Glucose huyết sau đó 30 phút.
  • Nếu trẻ không thể bú mẹ thì vắt sữa và cho trẻ ăn bằng phương pháp thay thế, lượng ăn đủ theo nhu cầu trong ngày.

Trẻ có nguy cơ mắc bệnh

  • Có mẹ mắc bệnh tiểu đường.
  • Cân nặng khi sinh lớn.
  • Cân nặng thấp so với tuổi thai.
  • Đẻ non.
  • Trẻ bị bệnh nặng hoặc stress.
  • Nuôi dưỡng tĩnh mạch không đầy đủ.
  • Đa hồng cầu.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …