Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Đau dạ dày từng cơn là do một nguyên nhân hay nhiều nguyên nhân?

Đau dạ dày từng cơn là do một nguyên nhân hay nhiều nguyên nhân?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

24/04/2020 10 Lượt xem

Để chẩn đoán và xác định được nguyên nhân gây đau dạ dày từng cơn, người bệnh cần phải cân nhắc đến những triệu chứng đi kèm. Vậy đó là những nguyên nhân nào?

Đau dạ dày từng cơn do một nguyên nhân hay nhiều nguyên nhân

Đau dạ dày từng cơn do một nguyên nhân hay nhiều nguyên nhân

ĐAU DẠ DÀY TỪNG CƠN DO NHỮNG NGUYÊN NHÂN NÀO?

Đau dạ dày là tình trạng vùng bụng nằm trên rốn bị đau dạ dày co bóp quá mức hoặc tăng tiết axit. Thông thường tình trạng này là triệu chứng cảnh báo của nhiều bệnh lý và một số trường hợp khác.

Tình trạng đau dạ dày từng cơn có thể xuất hiện do những nguyên nhân như sau:

Viêm loét dạ dày cấp tính

Thể hiện cho tình trạng niêm mạc dạ dày có dấu hiệu sưng viêm và tổn thương đột ngột. Bệnh thường hình thành và tiến triển do bệnh nhân bị nhiễm trùng hoặc bị nhiễm độc.

Không giống như bệnh loét dạ dày mãn tính, các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày cấp tính thường bùng phát một cách đột ngột, đồng thời tiết triển thành từng cơn.

Chính vì thế, tình trạng đau dạ dày từng cơn có thể xảy ra khi bạn bị viêm loét dạ dày cấp tính. Ngoài tình trạng này, bệnh có thể gây ra một số biểu hiện khác như: nôn mửa, buồn nôn, tiêu lỏng, đầy bụng, ợ chua, ợ hơi, sôi bụng…

Hội chứng ruột kích thích

Là hiện tượng rối loạn cơ năng ở ruột già. Không giống bệnh viêm đại tràng hay bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích không khiến niêm mạc bị tổn thương và không làm tăng nguy cơ nguy hiểm, ác tính hóa tế bào.

Đây là một dạng rối loạn cơ năng khiến hoạt động co thắt ở ruột già diễn ra quá mức. Gây nên tình trạng đau bụng, táo bón, tiêu chảy, lẫn chất nhầy trong phân, đầy hơi…

Thông thường bệnh nhân đau đớn ở vùng bụng giữa. Tuy nhiên áp lực ổ bụng có thể gia tăng do hoạt động co thắt quá mức, đè lên dạ dày gây ra cơn đau tại vùng thượng vị.

Tình trạng đau nhức và những triệu chứng do hội chứng ruột kích thích gây ra thường kéo dài âm ỉ hoặc khởi phát từng cơn.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Thường xuất hiện khi lượng dịch vị trong dạ dày dư thừa, trào ngược lên thực quản, tiếp xúc với thanh quản và khoang miệng. Nguy cơ mắc bệnh thường tăng cao do thói quen hút thuốc lá, tăng áp lực ổ bụng, chức năng cơ vòng thực quản dưới suy giảm, hội chứng Zollinger-Ellison…

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản điển hình bởi cảm giác nóng rát, khó chịu tại vùng thượng vị kéo dài dọc theo cổ họng, nhất là sau khi ăn no hoặc sau khi nằm. Tương tự bệnh loét dạ dày, triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường phát sinh thành từng cơn. Ngoài ra bệnh có xu hướng tự cải thiện sau một thời gian ngắn.

Bên cạnh triệu chứng đau dạ dày từng cơn, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản còn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác:

  • Ợ nóng, nóng rát;
  • Có cảm giác chua;
  • Trớ thức ăn;
  • Tức ngực, khó nuốt, đắng ở cổ họng;
  • Buồn nôn…

Nếu để tình trạng bệnh kéo dài, có thể bị ho khan, khàn tiếng và hôi miệng.

Ung thư dạ dày

Được xác định là loại ung thư xuất hiện phổ biến nhất ở đường tiêu hóa. Bệnh hình thành và tiến triển khi tế bào niêm mạc ở cơ quan này phát triển bất thường và tăng sinh quá mức, xâm lấn vào những mô lân cận.

Ở giai đoạn mới phát, bệnh ung thư dạ dày hầu như không phát sinh các triệu chứng bất thường. Tuy nhiên khi ung thư dạ dày tiến triển đến mức độ nhất định, khối u đã phát triển về kích thước, áp lực trong dạ dày tăng cao, bệnh sẽ gây nhiều triệu chứng khó chịu. Điển hình như đau dạ dày từng cơn, trướng bụng, đầy hơi, sụt cân, ợ chua, cơ thể mệt mỏi, thiếu máu và ăn uống kém.

Xuất huyết tiêu hóa

Là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến dạ dày đau từng cơn. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng niêm mạc bị tổn thương, lòng mạch tiêu hóa bị vỡ dẫn đến chảy máu.

Bệnh là một biến chứng thường gặp của chứng viêm loét đại tràng, polyp dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng…

Triệu chứng điển hình của bệnh xuất huyết tiêu hóa gồm đi tiêu phân đen và nôn ra máu. Tuy nhiên trước khi gây ra những triệu chứng nghiêm trọng này, cơ thể sẽ phát sinh một hoặc nhiều dấu hiệu cảnh báo như:

  • Đau dữ dội tại vùng thượng vị;
  • Khởi phát đột ngột và đau từng cơn;
  • Có cảm giác cồn cào, nóng rát, mệt mỏi, hoa mắt, buồn nôn và nôn ói;
  • Xuất huyết tiêu hóa là bệnh nguy hiểm nên cần được cấp cứu và nhập viện càng sớm càng tốt vì có thể gây tử vong.

Đau dạ dày từng cơn do nhiều nguyên nhân bệnh khác nhau gây nên

Đau dạ dày từng cơn do nhiều nguyên nhân bệnh khác nhau gây nên

Nguyên nhân khác

Bên cạnh đó, tình trạng đau dạ dày thành từng cơn cũng có khả năng xuất hiện do một số nguyên nhân thông thường được liệt kê dưới đây:

  • Lạm dụng rượu bia: Bên trong các loại rượu bia chứa một lượng lớn Ethanol (cồn). Đây là một thành phần có hại cho thực quản, cổ họng và dạ dày. Việc sử dụng rượu bia quá mức có thể làm tăng kích thích tại niêm mạc dạ dày. Đồng thời thúc đẩy quá trình tăng tiết dịch vị ở thành dạ dày và gây đau đớn dữ dội.
  • Sử dụng thức ăn gây kích ứng: Dạ dày có khả năng co bóp, bài tiết axit quá mức và phát sinh cơn đau khi người bệnh sử dụng thức ăn gây kích ứng. Cụ thể như thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị, thức ăn nhanh…
  • Sử dụng thuốc chống viêm: Corticoid, NSAID và một số loại thuốc chống viêm khác đều có khả năng tác động và làm tổn thương màng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nếu bệnh nhân lạm dụng, dùng thuốc với liều cao hoặc sử dụng thuốc trong thời gian dài, tế bào và niêm mạc dạ dày có thể bị tổn thương, kích thích và phát sinh cơn đau ở vùng thượng vị.
  • Căng thẳng thần kinh: Căng thẳng thần kinh có thể khiến dây thần kinh mang chức năng điều khiển hoạt động của đường ruột và dạ dày bị rối loạn. Bên cạnh đó, căng thẳng, lo âu kéo dài thường kích thích tăng tiết dịch vị, dạ dày co bóp bất thường và gây đau dạ dày từng cơn
  • Bụng quá no hoặc quá đói: Khi bụng quá no hoặc quá đói, dạ dày sẽ có xu hướng tiết nhiều axit. Điều này có thể kích thích và làm phát sinh cơn đau ở dạ dày. Đồng thời gây ra triệu chứng đầy bụng, buồn nôn, khó chịu…

Qua bài viết trên Bác sĩ, Giảng viên Trung cấp Dược Hà Nội cho biết, đau dạ dày từng cơn là tình trạng thường gặp và xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì thế, để kiểm tra và xác định nguyên nhân cụ thể, người bệnh nên xem xét và cân nhắc cùng với những triệu chứng để thăm khám bệnh sớm nhất có thể.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …