Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Cùng tìm hiểu bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính là gì?

Cùng tìm hiểu bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính là gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

05/03/2021 28 Lượt xem

Viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính (Chronic atrophíc gastritis – CAG) là bệnh thường gặp trong hệ thống đường tiêu hoá. Hậu quả nghiêm trọng của nó là gây ra biến chứng tiền ung thư và ung thư dạ dày. Cùng tìm hiểu bệnh viêm teo dạ dày mạn tính cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!

Viêm teo dạ dày là do nhiễm vi khuẩn H. pylori

Viêm teo dạ dày là do nhiễm vi khuẩn H. pylori

Viêm teo niêm mạc dạ dày là gì?

Viêm teo niêm mạc dạ dày là hiện tượng các vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày phá hủy niêm mạc sau thời gian dài gây nên. Đây là tình trạng đặc trưng do viêm mãn tính, tế bào tuyến của dạ dày bị mất đi và thay thế bằng các biểu mô dạng niêm mạc ruột, tuyến môn vị và môn xơ.

Viêm dạ dày mãn tính ở giai đoạn cuối sẽ gây ra viêm teo niêm mạc dạ dày. Nhưng cũng có một số trường hợp viêm teo dạ dày tự miễn khi hệ thống miễn dịch tự tấn công các tế bào niêm mạc lành do một lỗi nào đó của cơ thể.

Viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính là bệnh danh của y học hiện đại. Y học cổ truyền thường mô tả chứng bệnh này trong các phạm trù “ Vị quản bổ mãn”. Tại Hội nghị Trung y toàn quốc lần thứ 3 của Trung Quốc (1985) đã thống nhất bệnh danh Y học cổ truyền là: “ vị bĩ ”. Y học cổ truyền cho rằng, bản chất bệnh là do tiên thiên bất túc, tỳ vị hư nhược, ẩm thực thất tiết lại thêm tinh thần thái quá làm cho tỳ vị giảm chức năng hoá giáng, giảm chức năng vận hoá và chuyển hoá dẫn đến khí – huyết uất trệ. Phủ vị trường không được nuôi dưỡng đầy đủ, giảm khả năng co bóp. Bệnh tiến triển từ từ.

Thời kỳ đầu, tỳ vị thu nạp hoá giáng đồ ăn thức uống giảm làm can mộc mạnh hơn nên khắc tỳ vị thổ. Đó là chứng “tỳ hư can uất” . Phương pháp điều trị phải bồi thổ ích trung – thư can hoà vị.

Tiếp theo do can vị bất hoà như thế nên không kiện vận được thủy cốc đồng thời vị khí suy giảm (yếu tố của tỳ vị hư hàn) dẫn đến thấp thịnh. Thấp thì hại tỳ, lâu ngày tỳ dương bị thương tổn, làm cho thấp ở trường vị nên vị bị suy giảm chức năng (tiền đề cho thoái hóa niêm mạc) và hay đi ngoài phân nát (thấp). Điều trị phải ôn trung tán hàn, kiện tỳ hoà vị hoặc đại bổ tỳ vị.

Tiếp theo thấp uẩn lâu ngày hoá nhiệt, nhiệt làm thương âm đó là chứng vị âm hư nên bụng đói mà không muốn ăn. Lúc này điều trị phải dưỡng âm ích vị – thanh hoá thấp nhiệt.

Thời kỳ cuối của bệnh là trung khí hư tổn, khí – huyết uất trệ, khí hư huyết ứ. Phương pháp điều trị phải bổ trung ích khí – hoạt huyết hoá ứ.

Triệu chứng của bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày

Rất nhiều trường hợp, người bệnh không chẩn đoán được viêm teo niêm mạc dạ dày. Bởi chúng không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào điển hình. Nhưng bạn cũng cần cảnh giác với tới bác sĩ kiểm tra ngay khi thấy một số dấu hiệu như:

  • Đau bụng, buồn nôn và nôn
  • Chán ăn, sụt cân
  • Thiếu máu, thiếu sắt
  • Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt
  • Đau tức ngực, tim đập nhanh
  • Ù tai
  • Tê bì tay chân
  • Rối loạn tâm thần (xảy ra khi viêm teo dạ dày tự miễn do thiếu vitamin B12)

Thăm khám bệnh thường xuyên để nắm bắt tình trạng của bệnh

Thăm khám bệnh thường xuyên để nắm bắt tình trạng của bệnh

Viêm teo niêm mạc dạ dày được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Theo các Bác sĩ Trung cấp Dược Hà Nội cho biết: Quá trình chẩn đoán thường kết hợp giữa việc tìm hiểu các triệu chứng và làm xét nghiệm lâm sàng. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ ấn nhẹ vào một số vùng nhất định ở dạ dày. Họ cũng thăm hỏi và quan sát xem có các dấu hiệu thiếu hụt vitamin B12 như xanh xao, mạch nhanh và suy nhược thần kinh không.

Khi có các triệu chứng nghi ngờ, người bệnh sẽ được chỉ định soi dạ dày và làm xét nghiệm mô bệnh học.

Nếu nghi ngờ bạn bị nhiễm H. pylori, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra hơi thở. Đôi khi, bạn có thể cần làm thêm xét nghiệm máu để kiểm tra:

  • Nồng độ pepsinogen.
  • Hormone gastrin.
  • Nồng độ vitamin B12.
  • Kháng thể tấn công tế bào niêm mạc dạ dày và yếu tố nội tại.

Một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện sinh thiết để lấy mẫu mô từ dạ dày để tìm kiếm “manh mối” cho thấy bạn có bị viêm teo niêm mạc hay không và xác định được nguyên nhân.

Điều trị viêm teo niêm mạc dạ dày:

Hầu hết người bệnh đều có các triệu chứng được cải thiện tốt sau khi được điều trị.

Quá trình điều trị thường tập trung vào mục tiêu loại bỏ triệt để vi khuẩn H. pylori bằng cách sử dụng kháng sinh. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng thường chỉ định thêm thuốc làm giảm hoặc trung hòa axit trong dạ dày, giúp lớp niêm mạc mau lành lại.

Những người bị viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn được điều trị bằng cách bổ sung thêm vitamin B12 dưới dạng tiêm. Cách này giúp ngăn ngừa và điều trị các biến chứng của tình trạng thiếu hụt vitamin B12. Ngoài ra, bác sĩ cũng tập trung vào việc đảm bảo cho người bệnh không bị thiếu sắt.

Người bệnh cũng có thể tăng cường bổ sung vitamin B12 cho cơ thể.

Đây là một bệnh lý rất khó để phòng ngừa nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm H. pylori (nguyên nhân phổ biến gây viêm teo dạ dày) bằng cách thực hành vệ sinh cá nhân, an toàn vệ sinh thực phẩm tốt.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …