Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Bệnh phồng đĩa đệm được điều trị theo những phương pháp nào?

Bệnh phồng đĩa đệm được điều trị theo những phương pháp nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

02/03/2021 5 Lượt xem

Phồng đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm không ở vị trí giải phẫu bình thường. Nếu không chữa trị có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm, ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày. Vậy bệnh phồng đĩa đệm điều trị theo phương pháp nào?

Phồng đĩa đệm

Phồng đĩa đệm

Có thể điều trị bệnh phồng đĩa đệm theo phương pháp nào?

Dùng thuốc tây y

Thông thường, để giảm nhanh hiện tượng đau, một số loại thuốc Tây y có tác dụng giảm đau và chống viêm sẽ được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn. Ngoài ra bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc giãn cơ, an thần, trấn tĩnh thần kinh và vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12). Việc sử dụng đúng và đủ liều lượng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp tình trạng bệnh của người bệnh giảm đi nhanh chóng

Điều trị bệnh phồng đĩa đệm bằng bài thuốc Đông y

Khi dùng bài thuốc đông y giảm bớt hiện tượng đau nhức mỏi ,có tác dụng bồi bổ can thận, hành khí hoạt huyết, cân bằng âm dương trong cơ thể. Nhờ đó, sau khi dùng thuốc, 2 tạng này được phục hồi và hoạt động bình thường trở lại, yếu tố gây bệnh mất đi thì cơ thể cũng tự điều chỉnh và các biểu hiện của bênh cũng mất đi.

Phương pháp vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu

Theo các Bác sĩ Trung cấp Dược Hà Nội cho biết: Điều trị vật lý bằng phương pháp nhiệt chườm nóng giúp đĩa đệm trở lại tình trạng ban đầu:

– Tập vật lý trị liệu: Việc tập các bài tập vật lý trị liệu có thể được tiến hành độc lập trong trường hợp bệnh nhẹ, hoặc kết hợp với việc dùng thuốc khi bệnh đã tiến triển nặng. Một số biện pháp điều trị vật lý và các liệu pháp phản xạ thường được sử dụng: bao gồm phương pháp nhiệt như chườm nóng (túi nước, muối rang, cám rang, lá lốt, lá ngải cứu nóng); dùng các dòng điện tại khoa vật lý trị liệu, điều trị bằng laser; châm cứu… Các bài tập này sẽ giúp kéo giãn cột sống, làm giãn mâm sống và dịch chuyển đĩa đệm bị phồng, giúp đĩa đệm trở lại tình trạng như ban đầu.

Biện pháp khác

Bệnh nhân cũng có thể lựa chọn thực hiện một số biện pháp hỗ trợ khác như mặc áo nẹp cột sống giúp cố định, tắm suối khoáng, tắm bùn hay sử dụng phương pháp chiếu hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân…

Nếu bệnh ở giai đoạn nặng và các biện pháp khác đã không còn có tác dụng thì các bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định phẫu thuật cho người bệnh.

Bệnh phồng lồi đĩa đệm trong giai đoạn đầu hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng các biện pháp vật lý trị liệu. Vì vậy, bệnh nhân khi có dấu hiệu bị bệnh, nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và tiến hành điều trị một cách sớm nhất.

Cần lưu ý gì bên cạnh điều trị bằng các phương pháp y học?

Bệnh nhân cũng nên có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng quá sức, không nên mang vác vật nặng, tập thể dục rèn luyện cơ thể; chú ý tư thế đi, đứng, ngồi để không gây ảnh hưởng đến cột sống. 

Để phòng ngừa phồng đĩa đệm tiến triển thành thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần thực hiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, hạn chế mang vác, lao động nặng, và giảm thiểu tối đa mọi hoạt động có thể gây chấn thương cho cột sống… Khi thấy có dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …