Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Bệnh nhân tiểu đường cần ứng phó như thế nào khi thời tiết nắng nóng?

Bệnh nhân tiểu đường cần ứng phó như thế nào khi thời tiết nắng nóng?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

08/05/2020 8 Lượt xem

Nước ta, nhiệt độ ngoài trời ở nhiều nơi có thể lên đến 450C, mức nhiệt độ này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, trong nhà thì nhiệt độ cũng xấp xỉ 370C. Vậy với bệnh nhân tiểu đường cần ứng phó như thế nào?

Ứng phó mùa hè nóng bức đối với bệnh nhân tiểu đường

Ứng phó mùa hè nóng bức đối với bệnh nhân tiểu đường

THỜI TIẾT NÓNG BỨC ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC KHỎE NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

Thời tiết nóng bức làm cơ thể mệt mỏi, quá trình trao đổi chất tăng, khiến mọi người dễ thấy đói và cần được bổ sung năng lượng từ thức ăn. Tình trạng này gây khó khăn cho người tiểu đường khi kiểm soát lượng đường được nạp vào từ thực phẩm.

Chỉ cần ở vài phút ở nhiệt độ trên, cơ thể bắt đầu quá trình hạ nhiệt độ bằng cách đổ mồ hôi, lượng nước mất đi làm tăng cảm giác khát nước, trong khi đó phần lớn các loại nước giải khát đều chứa nhiều đường, chỉ cần vài ngụm nhỏ đã đủ tăng đường huyết.

Những người đã bị tiểu đường hoặc có mức đường huyết tăng giảm thất thường có dự định đi du lịch vào mùa hè cũng cần chú ý đến bữa ăn, có thể ăn uống sẽ không như sinh hoạt thường ngày, việc di chuyển tham quan nhiều cùng với bữa ăn đến muộn, không hợp khẩu vị nên ăn ít… dễ dẫn đến tuột đường huyết quá mức. Ngược lại, thường xuyên ăn vặt trong chuyến đi, uống nước ngọt giải khát, ăn quá nhiều trong một bữa làm cho đường huyết dễ tăng cao.

Một vấn đề cũng không thừa khi nhắc đến là tình hình vệ sinh thực phẩm, khi mà thời tiết nóng ẩm bắt đầu cũng là thời điểm thức ăn nhanh chóng bị ôi, thiu bởi nấm mốc, ruồi nhặng. Thức ăn không đảm bảo vệ sinh sẽ gây ra các triệu chứng bệnh cấp tính của đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa,… ở người bệnh tiểu đường sẽ khó kiểm soát đường huyết hơn rất nhiều khi xảy ra những triệu chứng trên.

Bổ sung lượng nước vừa đủ cho mùa hè đối với bệnh nhân tiểu đường

Bổ sung lượng nước vừa đủ cho mùa hè đối với bệnh nhân tiểu đường

ĐỐI PHÓ MẠNH CỦA BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG TRONG MÙA HÈ OI BỨC

Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, kiểm soát đường huyết ở mức quy định, ngăn ngừa biến chứng và tăng chất lượng cuộc sống. Một số cách ứng phó bệnh tiểu đường trong mùa hè nóng bức như sau:

Uống đủ nước

Mất nước do đổ nhiều mồ hôi hay do tiêu chảy, nôn ói khi ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh đều có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Khi bị mất nước, nồng độ đường trong máu sẽ tăng cao vì lưu lượng máu chảy qua thận ít, glucose dư thừa (đường trong máu) ít được thải ra ngoài thông qua nước tiểu. Như vậy, uống đủ nước theo nhu cầu cơ thể giúp khắc phục được trường hợp này.

Cách tốt nhất là bổ sung nước tinh khiết hoặc nước đun sôi để nguội, hạn chế các loại nước uống chứa nhiều đường như nước ngọt, chè hoa quả, sinh tố – trừ khi bạn đang có triệu chứng hạ đường huyết quá mức.

Cẩn trọng khi ăn uống

Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cần lưu ý tuân thủ chế độ ăn:

  • Ăn đúng bữa.
  • Hạn chế đồ ngọt, đồ tinh bột, đồ uống có chất kích thích.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt vừa giúp thanh nhiệt vừa giúp ổn định đường huyết.
  • Nếu đi du lịch, nên mang theo đồ ăn nhẹ phù hợp dành riêng cho người tiểu đường và lên kế hoạch cho bữa ăn một cách cẩn thận.
  • Mùa hè cũng là mùa của nhiều loại trái cây có hàm lượng đường lớn như nhãn, vải, hồng xiêm, mít, sầu riêng… đây là những loại trái cây cần tránh.

Luôn nhớ sử dụng thuốc

Theo Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Dược cho biết: Việc tự ý bỏ liều hoặc thay đổi loại thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát đường huyết. Vì vậy, hãy luôn nhớ nguyên tắc khi sử dụng thuốc tiểu đường phải đúng loại, đúng liều và đúng thời gian.

Khi có đi du lịch, cần đặt đồng hồ nhắc thời gian uống thuốc.

Theo dõi đường huyết thường xuyên

Định kỳ tái khám theo chỉ định của bác sỹ là điều bắt buộc đối với người bệnh tiểu đường. Giữa khoảng thời gian tái khám đó, người bệnh có thể chủ động kiểm tra bằng máy đo đường huyết cá nhân và ghi chép lại. Khi đi chơi dài ngày cũng cần đem theo máy đo để kiểm soát được đường huyết của mình

Chú ý đến những triệu chứng bất thường

Đôi khi, thật khó phân biệt một cơn chóng mặt ập đến là do nguyên nhân gì nhất là khi bụng đang đói, cơ thể mệt mỏi vì nắng nóng, vì đó có thể là triệu chứng của hạ huyết áp, hạ đường huyết, say nắng, thiếu ngủ, rối loạn tiền đình… vì vậy cần theo dõi kỹ các vấn đề sức khỏe của cơ thể, không chủ quan trong điều trị. Trường hợp này tùy theo mức độ nặng của triệu chứng mà nghỉ ngơi một chút rồi đến cơ sở y tế kiểm tra hay ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …