Danh mục
Trang chủ > Sức khỏe > Bạn có biết lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất?

Bạn có biết lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

25/03/2021 22 Lượt xem

Kiểm soát tốt lượng đường trong máu là cách thức đảm bảo sức khỏe ổn định phòng ngừa rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt, làm thế nào để đường huyết luôn ở mức ổn định, mọi người cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Cách kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định

Cách kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định

Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt, an toàn

Theo các Bác sĩ Trung cấp Dược Hà Nội cho biết: Nồng độ đường glucose ở trong máu còn có tên gọi thường dùng phổ biến trong y học hiện đại là chỉ số đường huyết. Đường huyết bình thường, ổn định luôn là điều mà những người bệnh tiểu đường mong muốn. Bởi vì tình trạng sức khỏe của họ luôn ở trong trạng thái báo động vì lượng đường trong máu ở mức cao và nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm là rất lớn. Người bình thường nếu không kiểm soát lượng đường trong máu tốt thì lâu dài sẽ rất dễ bị đái tháo đường type 2. Và khi đã bị căn bệnh mạn tính này rồi thì gần như cả đời sẽ phải sống với nó vì hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn được.

Lượng đường trong máu lúc đói sẽ ở mức thấp hơn so với bình thường nhưng an toàn phải nằm trong khoảng 70 -100 mg/dL hoặc 3,9 – 5,6 mmol/L. Do lúc đói là thời điểm mà cơ thể đang thiếu dinh dưỡng, thiếu năng lượng nên đường huyết sẽ ở bị giảm xuống. Đường huyết lúc đói cũng là một chỉ số quan trọng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường. Nếu chỉ số này lớn hơn mức 126mg/dL (7mmol/l) thì có nghĩa là bạn đã bị bệnh.

Lượng đường trong máu lúc no hay sau khi ăn xong sẽ ở mức cao. Nhất là khi ăn các đồ ăn ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột thì đường huyết sẽ càng tăng cao nhiều hơn. Chỉ số này cũng được dùng để xác định bệnh tiểu đường nếu như vượt qua mức 200 mg/dL (11.1 mmol/L). Còn lượng đường trong máu an toàn lúc no là phải thấp hơn 140 mg/dL hay 7,8 mmol/L.

Nguyên nhân khiến cho lượng đường trong máu ở người bình thường không tăng cao hay hạ thấp quá mức là do cơ chế tự điều hòa ở trong cơ thể. Khi đường huyết thấp thì cơ thể sẽ tăng tiết hormon glucagon và ngược lại khi đường huyết cao thì cơ thể sẽ tăng tiết hormon insulin.

Tuy nhiên khả năng tự điều hòa đường huyết của cơ thể chúng ta là có giới hạn, nếu như không có lối sống sinh hoạt ăn uống hợp lý và khoa học thì sớm muộn gì các vấn đề bất thường cũng sẽ xảy đến.

Cách kiểm soát lượng đường trong máu

Cách kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định

Về chế độ ăn uống

+ Theo thầy thuốc chia sẻ: Đầu tiên là phải chú ý ăn uống đúng giờ giấc, đúng bữa, không ăn một cách bừa bãi. Đặc biệt là không bỏ bữa vì sẽ khiến cho lượng đường trong máu tụt xuống mức thấp, rất nguy hiểm. Bữa sáng nên ăn trong khoảng 7-8 giờ, bữa trưa là 12-13 giờ và bữa tối là khoảng 18-19 giờ.

+ Để tránh đường huyết tăng cao thì không nên ăn các đồ ngọt, bánh kẹo, nước ngọt có ga… quá nhiều, thường xuyên liên tục. Đảm bảo chế độ ăn phải cân bằng dinh dưỡng giữa các chất, không được bỏ quên chất xơ từ rau xanh, hoa quả, trái cây.

+ Không nên ăn một cách quá no, nhồi nhét trong 1 bữa ăn vì nó sẽ không tốt cho tình trạng sức khỏe một chút nào. Hãy ăn vừa phải, đủ no.

+ Nếu hay bị tụt đường huyết thì hãy chuẩn bị một số thức ăn nhẹ để bổ sung lúc cần thiết.

Về sinh hoạt và làm việc

+ Làm việc, học tập, nghỉ ngơi, ngủ hợp lý, đúng giờ.

+ Không nên làm việc quá sức, vận động, hoạt động quá cố gắng khiến cho đường huyết bị tụt xuống thấp.

+ Cũng không nên quá lười vận động, ngồi nằm quá nhiều, ít tập thể dục hay thể thao.

 + Hạn chế thức khuya, ngủ đúng giờ, đúng giấc để đảm bảo sức khỏe tốt, ổn định lượng đường trong máu.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y cũng mang lại hiệu …