Danh mục
Trang chủ > Hỏi Đáp Học Tập > 5 lý do khiến việc học của bạn luôn “giậm chân tại chỗ”

5 lý do khiến việc học của bạn luôn “giậm chân tại chỗ”

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

02/07/2017 371 Lượt xem

Đâu là lý do khiến việc học của bạn luôn bị trì hoãn và kết quả đạt được không như mong muốn. Hãy cùng các chuyên gia của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Lý do nào khiên sinh viên học luôn dậm chân tại chỗ

Lý do nào khiên sinh viên học luôn dậm chân tại chỗ

Không sắp xếp thời gian học tập một cách hợp lý.

Mỗi ngày bạn có rất nhiều việc cần phải làm nhưng bạn chỉ có 24 tiếng đồng hồ cho tất cả các hoạt động đó. Sắp xếp và sử dụng thời gian một cách hợp lý là cách đơn giản nhất giúp bạn nâng cao hiệu quả công việc, giảm áp lực trong cuộc sống, tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.

Thực tế hiện nay cho thấy phần lớn học sinh, sinh viên có thói quen “nước đến chân mới nhảy”. Cả năm chơi và chỉ đến khi gần thi mới thức đêm thức hôm để học bài. Đây là thói quen không hề tốt vì học như thế mọi thứ sẽ rối tung lên. Bạn rất dễ bị stress và rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó tiếp thu. Xây dựng thời gian biểu một cách khoa học. Việc học hàng ngày và học vào buổi sáng hoặc sau buổi trưa được cho là lựa chọn tối ưu. Lúc này, đầu óc bạn sẽ giữ được tỉnh táo, hiệu suốt học tập cao hơn.

Mục tiêu học tập không có.

Trong mọi công việc, nếu muốn thành công thì bạn phải xác định rõ mục tiêu và có kế hoạch thực hiện rõ ràng. Tuyên ngôn giáo dục thế kỷ 21, Unesco đã xác định “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình.”. Đây như một lời khẳng định về sự bất diệt của việc học, là mục tiêu đúng đắn và rộng lớn, không chỉ cho người lớn khi đi học mà còn cần phải truyền lại cho trẻ khi bước chân đến trường. Tiếc rằng xã hội hiện nay, rất ít người học tập với mục tiêu ấy. Đi học chỉ chú trọng bằng cấp, để hợp chuẩn và để lên lương.

Không có mục tiêu phía trước, bạn sẽ không có động lực để học hành. Việc học trỏe nên nhàm chán, không có đích đến và không biết trình độ của mình ở đâu. Vậy nên, hãy tự kiểm soát việc học của mình. Theo chia sẻ của bạn Lan Hương đang theo học tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Các bạn nên lập một danh sách tất cả những việc cần phải làm, sau đó chia nhỏ chúng ra. Xây dựng thời gian biểu hợp lý, kết hợp hài hòa giữa học tập và nghỉ ngơi. Tuyệt đối không ôm đồm quá nhiều môn học vào một thời gian ngắn.

Mục tiêu học tập không rõ ràng khiến sinh viên không tạo được bước tiến

Mục tiêu học tập không rõ ràng khiến sinh viên không tạo được bước tiến

Học không tập trung, vừa học vừa lướt facebook

Xã hội ngày càng phát triển, phương tiện truyền thông hiện đại nếu được sử dụng một cách thông minh có thể đem đến những thông tin vô cùng giá trị. Nhưng vừa học, vừa lướt facebook; bạn sẽ rất dễ bị cuốn vào những dòng trạng thái, những nút like, những câu bình luận của bạn bè. Việc học trở nên mất tập trung.

Lời khuyên cho bạn ngay từ bây giờ là hãy từ bỏ facebook hoặc hạn chế sử dụng nó. Dừng sử dụng facebook khi việc học chưa hoàn thành. Hãy nghĩ rằng khi bạn đang mất thời gian ở thế giới ảo đó thì những người bạn của bạn đang gắng sức học hành, tìm kiếm tin tức Giáo dục vì tương lai tìm được công việc tốt.

Học “thập cẩm”

Chỉ bằng những thao tác đơn giản với vài từ khóa, ban dễ dàng tìm được hàng chục thậm chí hàng trăm phương pháp học tập khác nhau. Tuy nhiên, áp dụng phương pháp này chưa được bao lâu bạn lại sẵn sàng chuyển ngay sang phương pháp khác vì nghe nói nó hiệu quả hơn. Và rồi việc học của bạn vẫn đứng nguyên chỗ cũ.

Bạn phải hiểu được rằng, xã hội này không ai giống ai. Mỗi người là một cá thể độc lập, có trình độ và khả năng tiếp nhận khác nhau. Hãy tham khảo để từ đó rút ra cho mình một phương pháp học tập thật khoa học và phù hợp nhất với bản thân. Chỉ có vậy, việc học của bạn mới trở nên thậ sự hiệu quả.

Suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập

Suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập

Chán nản với những suy nghĩ tiêu cực

Việc học chưa bắt đầu mà nhiều bạn đã tự đặt cho mình một kết thúc: “Có học mãi thì mình vẫn như thế”, “ Mình không thích học một tí nào”, “Học nữa, học mãi thì ra trường chắc gì đã xin được việc”,… Vô số những suy nghĩ tiêu cực khiến việc học của bạn bị trì hoãn.

Không gì là không thể nếu bạn biết suy nghĩ và hành động. Lỗ Tấn từng nói: “Trên đời này làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường mà thôi.”. Vậy nên việc của bạn là phải làm, phải thử thách. Hãy nhớ có thất bại thì mới có thành công!

 

Có thể bạn quan tâm

Muốn được thực hành nhiều nên chọn trường nào để học văn bằng 2 Cao đẳng Dược?

Thực hành giúp kỹ năng tay nghề của sinh viên được nâng cao, cho nên …